Chế độ dinh dưỡng đúng cách khi bé bị tiêu chảy kéo dài

Bé bị tiêu chảy kéo dài thường gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhất là có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao. Vì thế, các bậc phụ huynh nên chú ý về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cho trẻ, một chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ là chìa khóa giúp trẻ đối phó với tiêu chảy, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây bệnh và nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
1.         Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài thường xảy ra đối với các trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi bị tiêu chảy cấp rất dễ có nguy cơ trở thành tiêu chảy kéo dài và tỷ lệ này cao hơn ở các trẻ lớn.
Các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp ở các đợt tiêu chảy kéo dài như vi khuẩn Ecoli, Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni và các loại ký sinh trùng khác.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân như do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu hoặc không được nấu chín kỹ, ruồi nhặng bay vào gây nhiễm khuẩn. Đặc biệt khi tay trẻ nhiễm bẩn nếu cầm thức ăn thì vi khuẩn rất dễ theo đó vào đường ruột, vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh và tiết ra các chất độc gây tiêu chảy.
rua tay cho tre de phong be bi tieu chay

Rửa tay cho trẻ thật sạch bằng xà phòng trước khi ăn để loại trừ vi khuẩn gây bệnh
Những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ không dung nạp lactose hoặc dị ứng với protein từ sữa động vật cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài mà mẹ cần chú ý. Hơn nữa, khi trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài, sử dụng không đúng cách sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột và loạn khuẩn dẫn đến tiêu chảy. Trường hợp tre uong khang sinh bi tieu chay xảy ra rất phổ biến.
2.         Biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lúc đặc lúc lỏng, lổn nhổn và có mùi chua, màu vàng hoặc xanh, đôi khi có bọt, nếu trong phân có lẫn máu, trẻ mót rặn thì có thể là biểu hiện của lỵ. Tùy theo mức độ sẽ có biểu hiện mất nước nhẹ, vừa hoặc nặng.
Giai đoạn này trẻ sẽ biếng ăn, khó tiêu, tre hap thu kem, sụt cân và chậm phát triển thể lực. Trẻ thiếu vitamin A gây khô mắt và một số yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng…
Ngoài ra, trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi,…Khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn trẻ phải được điều trị dứt điểm thì việc trị tiêu chảy kéo dài mới có kết quả.
3.         Xây dựng chế độ ăn đúng cách
Tiêu chảy kéo dài được xem như là một bệnh dinh dưỡng, có liên quan mật thiết với tình trạng dinh dưỡng và cũng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Trẻ bị sụt cân khi tiêu chảy kéo dài là do cơ thể giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết, đây đều là những chất đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phục hồi niêm mạc ruột cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nếu mẹ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì ngay khi bé bị tiêu chảy vẫn tăng cân được.
Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuồi nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ đầy đủ, trường hợp mẹ không đủ sữa cho trẻ bú thì thay thế bằng các loại sữa không chứa đường lactose và giảm tạm thời số lượng sữa động vật.
Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính, các vitamin và yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Không cho trẻ ăn thức ăn hoặc nước uống làm tình trạng tiêu chảy ở trẻ nghiêm trọng hơn như thức ăn thô, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas hoặc các thực phẩm chế biến sẵn. Mẹ nên chọn thực phẩm tươi sống và hợp vệ sinh, chế biến dưới dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa, có thể cho trẻ uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp vitamin.
Tuyệt đối không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc chỉ ăn cháo muối, điều này sẽ làm kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng ở trẻ. Khi trẻ đã bớt tiêu chảy và dẩn hồi phục thì tăng dần số bữa và lượng thức ăn để trẻ có thể bù lại phần năng lượng bị thiếu hụt trong giai đoạn tiêu chảy.
Tóm lại, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối phó và giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ em. Vì vậy, khi chữa tiêu chảy cho trẻ ngoài những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ thì mẹ cũng đừng quên chế độ ăn uống đúng cách cho trẻ. Chúc các mẹ đẩy lùi bệnh tiêu chảy ở trẻ thành công nhé!



0 comments:

Post a Comment