Viêm lộ tuyến cổ tử cung và vô sinh
Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào lát đã phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính, nhưng chính lộ tuyến là khởi nguồn cho một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như
Viêm lộ tuyến cổ tử cung và vô sinh:
Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi nằm phía dưới lớp tế bào lát nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung). Sự nguy hại của lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công như trùng roi âm đạo, nấm, tạp khuẩn hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác, ví dụ vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn giộp…. Các tác nhân này đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung,….
Ngoài ra, lộ tuyến làm cho lượng dịch trong âm đạo thường xuyên nhiều hơn bình thường gây cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng, đồng thời dễ làm PH âm đạo thay đổi sẽ tiêu diệt tinh trùng ngay khi vừa vào đến âm đạo. Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây vô sinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ung thư cổ tử cung:
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể gây ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con. Vì vậy việc điều trị sớm lộ tuyến là rất cần thiết.
Nguyên nhân lộ tuyến:
Cho đến nay, người ta vẫn chữa rõ nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lộ tuyến, nhưng lộ tuyến thường gặp ở những phụ nữ có:
Lộ tuyến cổ tử cung rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85 - 90% các tổn thương ở cổ tử cung.
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.
Bởi vì các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là người phụ nữ sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm âm đạo hơn do vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dấu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.
Lựa chọn phương pháp điều trị Lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến có thể phối hợp với viêm cổ tử cung cấp hay mạn tính, viêm âm đạo, viêm phần phụ do đó cách điều trị tuỳ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, ý muốn còn sinh đẻ nữa hay không, các bệnh phối hợp và các liệu pháp trước đây. Mọi thủ thuật và cách điều trị tại chỗ mạnh bạo ( đốt điện...) cần tránh khi bị viêm cổ tử cung cấp hay trước kỳ kinh vì có thể làm cho nhiễm khuẩn dễ lan lên trên.
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, có thể kết hợp cả thuốc uống nếu cần. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như áp lạnh, đốt điện, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm sàng lọc sớm bằng phương pháp VIA để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Phương pháp Áp lạnh
Áp lạnh là phương pháp sử dụng chất nitơ lỏng, bay hơi ở nhiệt độ cực thấp, được dẫn qua một dụng cụ bằng kim loại chuyên biệt có thể áp sát vào tổn thương lộ tuyến trên bề mặt cổ tử cung.
Nhiệt độ tại nơi dụng cụ chứa nitơ lỏng áp vào có thể ở mức -50 độ C. Với độ lạnh như vậy, các chất hữu cơ của tế bào bị áp lạnh sẽ đông lại và làm tế bào chết đi, tiêu diệt tế bào gây lộ tuyến. Thời gian áp lạnh tại chỗ lâu chừng 1-2 phút (tùy theo thương tổn) và chỉ tác động tại chỗ có tổn thương nên không gây nguy hiểm gì cho người bệnh và không gây đau đớn.
Trạng thái cực lạnh cũng làm cho các mô bệnh ở cổ tử cung dính chặt vào bộ phận kim loại tiếp xúc với nó, vì thế sau khi ngừng thủ thuật phải chờ ít nhất 30 giây để tan băng rô mới được rút dụng cụ ra. Các tế bào bị diệt sẽ tự bong ra sau một số ngày và người bệnh thường thấy chảy ra một chất dịch hơi vàng trong khoảng 2 tuần.
Sau khi làm áp lạnh, cần tránh quan hệ tình dục ít nhất nửa tháng. Tại nơi thương tổn, cùng với hiện tượng tế bào chết bong ra, tổn thương sẽ "liền sẹo" dần, các tế bào lát ở ngoài lỗ tử cung sẽ bò vào che phủ, làm cho cổ tử cung trở lại bình thường như trước khi có bệnh.
Ưu điểm của phương pháp áp lạnh là dễ thực hiện, không gây đau đớn và cũng không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe người bệnh. Khi thủ thuật được thực hiện, thầy thuốc cũng như người bệnh không phải nghe thấy tiếng xì xoẹt của các tia lửa điện hay tia laser và cũng không phải ngửi mùi khét của các tế bào bệnh bị đốt cháy như khi tiến hành các phương pháp đốt khác. Điều này giúp giảm tâm lý sợ hãi cho khách hàng.
Chỉ dùng áp lạnh khi xác định người bệnh không có viêm nhiễm kèm theo và đặc biệt là phải xác định chắc chắn ngoài tổn thương lộ tuyến (lành tính) ra không có tổn thương nào khác (ví dụ có thể là tổn thương ác tính).
Trương Dương
(Theo Gia đình & Xã hội)
Viêm lộ tuyến cổ tử cung |
Do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi nằm phía dưới lớp tế bào lát nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung). Sự nguy hại của lộ tuyến là có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công như trùng roi âm đạo, nấm, tạp khuẩn hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác, ví dụ vi khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn giộp…. Các tác nhân này đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung,….
Ngoài ra, lộ tuyến làm cho lượng dịch trong âm đạo thường xuyên nhiều hơn bình thường gây cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng, đồng thời dễ làm PH âm đạo thay đổi sẽ tiêu diệt tinh trùng ngay khi vừa vào đến âm đạo. Với những nguy cơ như thế nên lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây vô sinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ung thư cổ tử cung:
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể gây ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cho cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con. Vì vậy việc điều trị sớm lộ tuyến là rất cần thiết.
Lộ tuyến cổ tử cung
Nguyên nhân lộ tuyến:
Cho đến nay, người ta vẫn chữa rõ nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lộ tuyến, nhưng lộ tuyến thường gặp ở những phụ nữ có:
- Thay đổi môi trường kiềm-axit của âm đạo
- Cường estrogen làm tăng sinh các tế bào
- Hoạt động tình dục mạnh bạo
- Dùng thuốc ngừa thai có nhiều estrogen
- Sinh đẻ nhiều
- Tổn thương đến niêm mạc tử cung, như do nạo hút thai, sảy thai,….
Lộ tuyến cổ tử cung rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85 - 90% các tổn thương ở cổ tử cung.
Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, có khi làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư.
Bởi vì các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bị lộ tuyến là người phụ nữ sẽ thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, gây ẩm ướt, khó chịu. Diện lộ tuyến càng rộng thì khí hư ra càng nhiều nhưng thường trong, không mùi. Người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm âm đạo hơn do vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nếu khí hư ra nhiều có màu vàng, mùi hôi, kèm theo ngứa âm đạo thì đó là dấu hiệu lộ tuyến đã bị bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn, và khi đó được gọi là viêm lộ tuyến.
Lựa chọn phương pháp điều trị Lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến có thể phối hợp với viêm cổ tử cung cấp hay mạn tính, viêm âm đạo, viêm phần phụ do đó cách điều trị tuỳ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, ý muốn còn sinh đẻ nữa hay không, các bệnh phối hợp và các liệu pháp trước đây. Mọi thủ thuật và cách điều trị tại chỗ mạnh bạo ( đốt điện...) cần tránh khi bị viêm cổ tử cung cấp hay trước kỳ kinh vì có thể làm cho nhiễm khuẩn dễ lan lên trên.
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ tuyến hết viêm, có thể kết hợp cả thuốc uống nếu cần. Sau khi điều trị hết viêm, các biện pháp như áp lạnh, đốt điện, lazer sẽ được áp dụng để diệt lộ tuyến. Trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm sàng lọc sớm bằng phương pháp VIA để phát hiện những bất thường của tế bào tử cung.
Phương pháp Áp lạnh
Áp lạnh là phương pháp sử dụng chất nitơ lỏng, bay hơi ở nhiệt độ cực thấp, được dẫn qua một dụng cụ bằng kim loại chuyên biệt có thể áp sát vào tổn thương lộ tuyến trên bề mặt cổ tử cung.
Nhiệt độ tại nơi dụng cụ chứa nitơ lỏng áp vào có thể ở mức -50 độ C. Với độ lạnh như vậy, các chất hữu cơ của tế bào bị áp lạnh sẽ đông lại và làm tế bào chết đi, tiêu diệt tế bào gây lộ tuyến. Thời gian áp lạnh tại chỗ lâu chừng 1-2 phút (tùy theo thương tổn) và chỉ tác động tại chỗ có tổn thương nên không gây nguy hiểm gì cho người bệnh và không gây đau đớn.
Trạng thái cực lạnh cũng làm cho các mô bệnh ở cổ tử cung dính chặt vào bộ phận kim loại tiếp xúc với nó, vì thế sau khi ngừng thủ thuật phải chờ ít nhất 30 giây để tan băng rô mới được rút dụng cụ ra. Các tế bào bị diệt sẽ tự bong ra sau một số ngày và người bệnh thường thấy chảy ra một chất dịch hơi vàng trong khoảng 2 tuần.
Sau khi làm áp lạnh, cần tránh quan hệ tình dục ít nhất nửa tháng. Tại nơi thương tổn, cùng với hiện tượng tế bào chết bong ra, tổn thương sẽ "liền sẹo" dần, các tế bào lát ở ngoài lỗ tử cung sẽ bò vào che phủ, làm cho cổ tử cung trở lại bình thường như trước khi có bệnh.
Ưu điểm của phương pháp áp lạnh là dễ thực hiện, không gây đau đớn và cũng không gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe người bệnh. Khi thủ thuật được thực hiện, thầy thuốc cũng như người bệnh không phải nghe thấy tiếng xì xoẹt của các tia lửa điện hay tia laser và cũng không phải ngửi mùi khét của các tế bào bệnh bị đốt cháy như khi tiến hành các phương pháp đốt khác. Điều này giúp giảm tâm lý sợ hãi cho khách hàng.
Chỉ dùng áp lạnh khi xác định người bệnh không có viêm nhiễm kèm theo và đặc biệt là phải xác định chắc chắn ngoài tổn thương lộ tuyến (lành tính) ra không có tổn thương nào khác (ví dụ có thể là tổn thương ác tính).
Trương Dương
(Theo Gia đình & Xã hội)
0 comments:
Post a Comment