Niềng răng mặt trong có gì mới
Niềng răng mặt trong là việc các mắc cài dùng để chỉnh răng được dán ở mặt trong răng thay vì dán ở mặt ngoài. Điều này giúp việc chỉnh hình răng có thể được thực hiện mà không gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Ngày nay, bên cạnh những phương pháp điều trị chỉnh nha truyền thống như sử dụng mắc cài bằng Inox gây ra việc mặc cảm cho bệnh nhân trong quá trình điều trị, ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp xã hội cũng như công việc kinh doanh. Nha khoa đã áp dụng các kỹ thuật thẩm mỹ như niềng răng mặt trong, Invisalign, ClearAligner trong việc niềng răng. Đầu tiên là việc sử dụng mắc cài nhựa hoặc mắc cài sứ có màu trắng khá thẩm mỹ để thay thế cho màu kim loại của Inox,hay niềng răng không mắc cài Invisalign tuy nhiên đỉnh cao của việc đem lại thẩm mỹ cho bệnh nhân trong quá trình niềng răng là sự sáng tạo ra mắc cài dán mặt trong răng.
Quy trình niềng răng mặt trong
- Bước đầu tiên là bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng miệng của bạn trước khi tiến hành niềng răng mặt trong cho bạn. Các răng cần được làm sạch, nhất là đối với việc đeo mắc cài mặt trong nhằm hạn chế tối đa những chất tồn đọng trong răng và tránh cho các bệnh răng miệng về sau.
- Tiếp theo là chụp phim X-Quang bằng máy Kỹ thuật số 3D Cone beam CT, đây là phương pháp bắt buộc trong niềng răng mặt trong. Chỉ khi có phim chụp đầy đủ bác sĩ mới nắm được tình hình toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm, từ đó mới nhận định được tình trạng của khách hàng và đưa ra phương pháp điều trị tương ứng. Vì mỗi giai đoạn niềng răng khác nhau sẽ áp dụng những phác đồ khác nhau
- Sau đó bác sĩ sẽ tiếp tục phân tích phim bằng phần mềm V-ceph để nắm rõ tình trạng răng, xương hàm, cung hàm để tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng. Đây là cơ sở để nha sĩ thiết kế mắc cài mặt trong tương ứng với cung hàm của từng người để đảm bảo chính xác cho các mắc cài lên răng thật.
- Trên cơ sở đã đo, lấy dấu hàm và phim chụp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với từng bước, từng giai đoạn niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.
- Đeo mắc cài là giai đoạn quan trọng, vì vậy bác sĩ nha khoa sẽ là người trực tiếp gắn mắc cài, đeo dây cung và các thun liên hàm phù hợp cho từng bệnh nhân.
- Trong từng giai đoạn niềng răng mặt trong bạn sẽ được bác sĩ cho lịch tái khám để điều chỉnh các mắc cài tương ứng với sự dịch chuyển của răng. Trong thời gian đó bạn cũng cần phối hợp với bác sĩ để đeo thun tại nhà hoặc đeo khí cụ mặt ngoài nhằm tăng lực kéo của dây cung.
0 comments:
Post a Comment