Lưu ý với bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ trên thế giới tử vong vì căn bệnh này, trong đó tỉ lệ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là 80%. Những con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc cha mẹ về mức độ nguy hiểm và phổ biến của bệnh. Cha mẹ cần phải có biện pháp điều trị thích hợp nếu trẻ bị bệnh và chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
1.         Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nguyên nhân đầu tiên là do trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi đó cha mẹ thường tự ý mua kháng sinh cho trẻ uống mà không có sự chỉ định từ bác sĩ dẫn đến tiêu chảy. Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy là do hệ vi sinh đường ruột bị đảo lộn và mất cân bằng. Thông thường, trong đường ruột của trẻ luôn có một số lượng lớn vi khuẩn tồn tại và đóng vai trò như một hệ thống bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Nhưng khi bé uống kháng sinh không hợp lý, các thành phần trong kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn “vô tình” tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn gây hại bình thường bị kìm hãm sẽ sinh sôi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột và gây ra rối loạn tiêu hóa, cụ thể là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng
Đồng thời, một số trẻ sơ sinh thiếu men lactase trong đường ruột sẽ làm đường lactose không được tiêu hóa, từ đó trẻ uống sữa có chứa đường lactose sẽ bị tiêu chảy. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác liên quan đến chế độ ăn uống của trẻ như thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ, chế biến không hợp vệ sinh hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn.
2.         Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Việc trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh không phải là hiếm tuy nhiên khi gặp vấn đề này, nhiều cha mẹ thường lúng túng trong cách xử lý và khắc phục cho trẻ. Tiêu chảy do kháng sinh và tiêu chảy do nhiễm khuẩn thường có những biểu hiện khá giống nhau. Tác dụng phụ của kháng sinh bắt đầu gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sau khi dùng thuốc từ 2-5 ngày. Qua đó trẻ bị đau bụng, phân lỏng nhầy mũi, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống, không có mùi, mất nước, rối loạn điện giải và gầy sút. Khi thấy tình trạng trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy chưa chấm dứt ngay sau khi ngừng thuốc thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì hệ tiêu hóa của bé cần thời gian hồi phục. Tiêu chảy do kháng sinh sẽ khiến trẻ mất nhiều nước và điện giải. Vì thế cha mẹ nên bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol pha đúng hướng dẫn, không quá loãng hoặc quá đặc.

Giúp trẻ đẩy lùi bệnh tiêu chảy nhanh chóng bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý

Đồng thời, cha mẹ phải xây dựng thực đơn và có chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ. Đối với trẻ còn bú mẹ thì cố gắng cho trẻ bú thường xuyên và với lượng nhiều hơn bình thường. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, thức ăn phải được chế biến dưới dạng mềm lỏng và dễ tiêu hóa, chế biến hợp vệ sinh và bảo quản thật kỹ để tránh ruồi nhặng bay vào mang theo vi khuẩn gây bệnh.
Nếu trẻ bị bất dung nạp lactose trong sữa thì tạm thời thay thế bằng sữa không có chứa đường lactose và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ thử lại sữa có chứa loại đường này sau khi trẻ đã hồi phục.



0 comments:

Post a Comment