Tại sao bệnh thận lại gây thiếu máu?


Tại sao bệnh thận lại gây thiếu máu? Thiếu máu là một triệu chứng và là một biến chứng phổ biến ở người bị bệnh thận, nhất là ở những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Người bị bệnh thận thường bị mất máu qua lọc máu. Trung bình, chỉ cần lọc máu chừng đôi ba lần là chức năng tiểu cầu đã giảm. Do đó khả năng chống mất máu kém hẳn, người bệnh thận phải lọc máu thì có nguy cơ cao bị mất máu, tất yếu dẫn đến thiếu máu.

Người bị bệnh thận mạn thường có nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu. Thuốc điều trị thiếu máu đem lại sức khỏe cho người bệnh, nhưng khi dùng phải thận trọng vì nếu không, có thể gây ra phản ứng phụ bất lợi…
thuoc tri thieu mau cho nguoi benh than Tại sao bệnh thận lại gây thiếu máu?
Người bị bệnh thận sẽ bị thiếu sắt trong quá trình lọc máu.
Tiếp theo, người bị bệnh thận rất hay bị thiếu sắt trong quá trình lọc máu. Thường ngày chúng ta vẫn bị mất một lượng nhỏ sắt trong chu trình chuyển hóa. Nhưng khi lọc máu thì tốc độ mất sắt rất nhanh, có thể cao hơn bình thường gấp 5-10 lần. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự với axit folic. Hệ quả của các tác động trên là thiếu máu. Bởi hai vi chất dinh dưỡng này đều tham gia tổng hợp hồng cầu.
Bên cạnh đó là sự tác động của bệnh thận mạn tính gây ra sự kém bền vững tế bào hồng cầu. Tế bào bị biến dạng, kém bền, rút ngắn tuổi thọ và bị hủy sớm hơn. Điều này là một nguyên nhân gây ra thiếu máu ở người bệnh.
Yếu tố cuối cùng và là yếu tố quan trọng nhất, đó là sự thiếu hụt các chất kích thích sản sinh hồng cầu. Các chất sản sinh hồng cầu (erythropoetin) là chất có khả năng kích thích mạnh mẽ tủy xương sinh tổng hợp hồng cầu. Chất này được tạo ra ở thận. Khi bị bệnh thận mạn tính, chất này không được tạo ra đầy đủ. Do đó, người bệnh bị thiếu máu tương đối điển hình.

Dùng thuốc nào?

Nhiều thuốc có thể sử dụng để điều trị thiếu máu ở người bệnh thận mạn tính. Các thuốc đó bao gồm: viên sắt, vitamin B12, axit folic, chất kích thích sinh hồng cầu.
Viên sắt có tác dụng bổ sung sắt cho cơ thể. Nó trực tiếp tham gia tổng hợp nên hemoglobin. Người bị bệnh thận mạn tính thường bị thiếu máu nên không có gì hợp lý hơn là bổ sung sắt. Tác dụng của viên sắt bổ sung chỉ được thể hiện chừng 5-7 ngày sau khi uống. Khi uống viên sắt, cần uống sao cho nồng độ sắt trong cơ thể phải cao hơn bình thường. Thường thì mục tiêu này phải đạt 200ng/ml. Để cho sắt dễ hấp thu cần uống kèm với vitamin C và các chất hạ pH. Vì như vậy sắt sẽ hấp thu dễ dàng. Chú ý tác dụng phụ của viên sắt là gây táo bón, cho nên để giảm tác dụng phụ này cần uống đủ nước và hạn chế ăn đồ nóng.
Điều trị theo cơ chế tác dụng thì bổ sung axit folic cũng có tác dụng chống thiếu máu ở người bệnh thận mạn tính. Axit folic có tác dụng kích thích tế bào tổng hợp ADN và kích thích tế bào phân chia. Vi chất dinh dưỡng này có tác dụng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu lên đáng kể. Nhờ vào tác dụng kích thích tế bào sinh sản, số lượng tế bào máu nhanh chóng được bù lấp phần khuyết thiếu. Khi bổ sung axit folic chú ý sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung tăng cường giàu folic. Dùng axit folic có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy thoáng qua và kích ứng dạ dày, nên uống thuốc sau khi ăn.
Thuốc quan trọng nhất có tác dụng điều trị thiếu máu cho người bệnh thận là thuốc kích thích sinh hồng cầu còn gọi là các dẫn xuất của erythropoetin. Có các thuốc cơ bản như: alpha epoietin, alpha darbepoetin, peginesatid. Các thuốc này gắn vào các receptor của erthropoetin và kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Chúng có vai trò tương tự như erythropoetin của thận. Quá trình sinh tạo máu được diễn ra mạnh mẽ. Do các thuốc này là dẫn chất hormon nên khi sử dụng tuyệt đối không được tiêm truyền tĩnh mạch. Chỉ được tiêm tĩnh mạch với người bệnh phải lọc máu. Còn tất cả các trường hợp khác phải dùng dưới dạng tiêm dưới da. Các thuốc này có thể gây dị ứng mức độ nặng và có thể tử vong. Ví dụ, peginesatid đã được báo cáo dị ứng thuốc nghiêm trọng, sốc do thuốc và làm thiệt mạng một số bệnh nhân ngay ở liều điều trị. Hiện các thuốc này đang được xem xét dùng nhưng cần hết sức thận trọng.
BS. Yên Lâm Phúc
theo  sức khỏe và đời sống

0 comments:

Post a Comment