NHỮNG BÍ MẬT LỚN TỪ MỘT CEO LỚN
Bài viết được trích từ Group Quản Trị và Khởi Nghiệp. Được sự cho phép từ tác giả Trần Xuân Hải đã chia sẻ, tôi xin được trích nguyên văn bài chia sẻ của tác giả. Tôi xin cảm ơn những đúc kết của tác giả sau buổi tọa đàm hôm chủ nhật 4/12 vừa qua. Sau đây là phần trích dẫn
NHỮNG BÍ MẬT LỚN TỪ MỘT CEO LỚN
Có lẽ tất cả các thành viên của group Quản trị và Khởi nghiệp đều đã đọc rất nhiều về anh Trương Gia Bình cùng FPT, nhưng chắc chắn số người được gặp, được nghe anh chia sẻ, được hỏi anh sẽ không nhiều. Chiều hôm qua, 4/12 group Quản trị và Khởi nghiệp đã tổ chức cho gần 600 anh chị em phần lớn đang giữ các vị trí quản lý doanh nghiệp cùng nghe anh Bình chia sẻ về Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần 4. Đây là một chủ đề lớn, cấp bách và liên quan đến tất cả chúng ta dù bạn có đang làm doanh nghiệp công nghệ hay không. Anh Bình lướt qua rất nhiều công nghệ đang vượt lên thay đổi thế giới như FinTech, BlockChain, Machine Learning, AI, xe tự lái, internet of things... Như anh trả lời cho câu hỏi "Tương lai sẽ ra sao? Những ngành nào sẽ bị ảnh hưởng?" của một bạn: Tất cả chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, và không rõ tương lai sẽ ra sao!
Nhưng với tôi, những bài học lớn của anh Bình không nằm trong các chủ đề công nghệ, mà nằm trong TƯ DUY QUẢN LÝ của FPT. Tôi tin rằng, chính nhờ những tư duy này, FPT mới trở thành FPT của ngày hôm nay, một doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra toàn cầu về công nghệ với quy mô hàng tỷ đô.
Tôi xin chia sẻ một vài bí mật của anh Bình mà tôi rút ra được:
1/ Khát khao học hỏi để chống lão hóa
2/ Xây dựng hệ tư duy quản lý
3/ Sứ mạng cháy bỏng
4/ Hết mình vì khách hàng
5/ Tư duy của người sáng lập
**
KHÁT KHAO HỌC HỎI ĐỂ CHỐNG LÃO HÓA
Doanh nghiệp cũng giống như con người, anh Bình chia sẻ, có Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Vậy làm sao doanh nghiệp chúng ta vẫn hừng hực khí thế của những ngày đầu và không để công ty mình rơi vào cảnh "lão hóa"? Anh Bình chia sẻ ngay cả những tập đoàn lớn như Dell, họ cũng băn khoăn về những điều tương tự. Theo tôi, FPT chống "lão hóa" bằng cách xây dựng tập đoàn của mình thành một TỔ CHỨC HỌC TẬP. Khi chúng ta học được những điều mới, chúng ta loại bỏ được những tư duy cũ kỹ thiếu hiệu quả. Chúng ta đưa được luồng sinh khí vào công ty của mình. Mỗi nhân viên của FPT không chỉ có trách nhiệm phải HỌC, mà còn phải DẠY lại người khác. Một giờ dạy được tính bằng 3 giờ học. Cả công ty đều nghiêm chỉnh chấp hành, "nếu không sẽ bị cắt lương" - anh Bình nói nửa đùa, nửa thật. Trong thực tế theo tôi được biết, chính anh Bình cũng tham gia giảng dạy rất nhiều trong tập đoàn hơn 30,000 người của mình. Môn anh dạy là Quản Trị Chiến Lược - nếu tôi nhớ không nhầm.
Câu hỏi cho bạn:
- Các thành viên trong doanh nghiệp của bạn có khát khao học tập điều mới hay do bạn "ra lệnh" họ mới học?
- Lần cuối cùng bạn đọc sách và chia sẻ bài học của mình với các thành viên trong doanh nghiệp mình ra sao?
- Trong các buổi học, họ có "đối thoại" hay chỉ là độc thoại của người đứng lớp?
- Việc ứng dụng các bài học vào thực tế diễn ra như thế nào hay sau 6 tháng, chữ của thầy cũng trả cho thầy hết?
**
XÂY DỰNG HỆ TƯ DUY QUẢN LÝ
Gary Hamel, một tác giả yêu thích của tôi, trong cuốn Tương lai của Quản trị (The Future of Management - Alphabooks có dịch sang tiếng Việt đã lâu) cho rằng mỗi nhà quản lý, mỗi công ty đều nên có một bộ lý luận về quản lý riêng của mình. Với FPT, dù ngành nào, công ty nào, toàn bộ bộ lý luận quản lý đã được xây dựng và cập nhật thường xuyên. Khi triển khai bất kỳ dự án nào, các nhà quản lý của FPT cũng phải trả lời đầy đủ những câu hỏi đã được định sẵn, và tôi tin rằng xoáy rất sâu vào vấn đề cần giải quyết. Theo tôi, hệ tư duy quản lý nằm sâu rất nhiều hơn là một bộ câu hỏi và chắc chắn khi đọc những câu trả lời của các nhà quản lý FPT, anh Bình có thấy hệ tư duy quản lý phù hợp thì dự án đó mới được triển khai.
Câu hỏi cho bạn:
- Khi lập một dự án, một đề xuất, một hoạt động gì trong công ty bạn, những thành viên phải trả lời những câu hỏi gì?
- Những câu hỏi này đã được soạn ra?
- Khi trả lời, họ phải dựa trên những tư duy kiểu gì?
- Những tư duy này có rõ ràng và thống nhất trong toàn công ty bạn?
**
SỨ MẠNG CHÁY BỎNG
Mỗi công ty đều đang thay đổi thế giới bằng một cách nào đó. Các công ty vĩ đại, cùng với các CEO lớn của mình quyết liệt gấp hàng trăm lần khi làm rõ sứ mạng của mình là để thay đổi thế giới. Có tin vào điều đó, họ mới làm được những điều tốt đẹp, vĩ đại. Google, Amazon, Apple, Uber đang làm như vậy. Dù quy mô công ty bạn có nhỏ, bạn vẫn nên xây dựng một ngọn cờ của riêng mình. Ngọn cờ thay đổi thế giới của bạn cùng với những việc làm cụ thể mỗi ngày thực hiện sứ mạng đó sẽ là sức hút không thể cưỡng lại đối với bất kỳ ai, khách hàng, nhân viên hay nhà cung cấp. Họ có tin, họ mới làm theo ý bạn muốn.
Câu hỏi cho bạn:
- Sứ mạng của công ty bạn là gì?
- Các thành viên trong công ty có nắm rõ sứ mạng này và tin theo?
- Cụ thể từng hành động của họ mỗi ngày là gì để thực thi sứ mạng này?
- Họ có thực thi bằng cả trái tim?
**
HẾT MÌNH VÌ KHÁCH HÀNG
Khách hàng phải là trung tâm của doanh nghiệp bạn. Có khách hàng chịu trả tiền thì doanh nghiệp mới tồn tại. Rất nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm là sa lầy ở các cấp quản lý mà thiếu sự quan tâm tới những người ở tuyến đầu, nơi tiếp xúc với khách hàng và tạo ra những ấn tượng KHÔNG THỂ NÀO QUÊN trong lòng khách hàng. Họ có hết mình vì khách hàng thì khách hàng mới hết mình vì doanh nghiệp của bạn. Và bạn phải hết mình vì những người tuyến đầu đó. Anh Bình dùng chữ tiếng Anh rất đắt - Frontline Obssesion - Ám ảnh về Tuyến đầu.
Câu hỏi dành cho bạn:
- Những người ở tuyến đầu của bạn là ai?
- Họ đã được huấn luyện đầy đủ?
- Họ thường xuyên được nâng cao năng lực?
- Họ hiểu rõ tư duy hết mình vì khách hàng qua từng hành động nhỏ?
- Bạn làm gì cho họ?
- Họ có khi nào vượt qua sự mong đợi của khách hàng?
- Bạn có biết về những trường hợp đó?
**
TƯ DUY NGƯỜI SÁNG LẬP
Khi nhân viên có tư duy như người sáng lập công ty, khi họ coi công ty như gia đình họ, như một phần máu thịt, là trái tim và khối óc của họ. Họ chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn những người "bình thường" gấp hàng chục lần. Cách đây gần 20 năm, tôi cũng nhận thấy một "hiện tượng" khi đi làm vào mỗi sáng sớm: gần như ai ai đi làm cũng đều cau có, căng thẳng khi đang lái xe trên đường. Có lẽ có rất ít doanh nghiệp xây dựng được tinh thần làm chủ trong nhân viên của mình. Cũng có rất ít nhân viên tự xây dựng cho mình tinh thần làm chủ này. Các công ty đó là những công ty vĩ đại. Những nhân viên đó sẽ có sự nghiệp vĩ đại.
Câu hỏi dành cho bạn:
- Nhân viên của bạn có vui vẻ khi đi làm, khi ở nơi làm việc?
- Họ có hiểu và tin vào những người lãnh đạo, những nhà quản lý và có tinh thần làm chủ?
- Họ thể hiện niềm tin và tinh thần làm chủ này qua những hành động nào?
- Bạn làm gì để khuyến khích mọi người đi theo bạn, nghĩ giống bạn?
**
Buổi hội thảo diễn ra hấp dẫn, đặc biệt là phần 2 khi anh Bình được MC Trần Quốc Khánh và anh Lý Trường Chiến cùng rất nhiều bạn tham gia hội thảo bắn phá bằng những câu hỏi rất xoáy, rất sâu, rất thông minh. Nếu bạn có mặt, hẳn là bạn học được rất nhiều, nhiều hơn những gì tôi tổng hợp lại qua bài viết này. Có thể bạn học được tinh thần rực lửa của các anh Đỗ Long, anh Lâm Minh Chánh, anh Chiến và rất nhiều anh chị em khác trong Ban Điều Hành CLB Quản trị và Khởi nghiệp ra mắt tối qua 4/12. Có thể bạn kết nối được với những người cùng sở thích với bạn (như bạn Lê Xuân Trung móc cuốn sách The Art of Thinking Clearly mà bạn ấy mang đi cùng cho tôi xem), cùng trải nghiệm lăn lộn sóng gió cuộc đời (như anh Lương Trung Tuấn bay từ Thanh Hóa vào chia sẻ cùng tôi), hoặc học hỏi những bạn rất trẻ nhưng rất xuất sắc trong việc đem đến những giá trị rất mới cho xã hội (bạn Lê Tấn Thịnh với Marketing bằng âm nhạc cực kỳ thú vị, bạn Nguyễn Anh Tuấn với trường dạy ca nhạc SEAMI mà tôi đang rất muốn học, bạn Bùi Trần Phi Long với định hướng tạo ra các app giúp doanh nghiệp đẩy nhanh hiệu quả công việc, luật sư Nguyễn Văn Lộc người mà tôi đang lôi kéo vào Ban Phát Triển Năng Lực Thành Viên...), hay cơ hội để đóng góp sức mình cho xã hội (tôi gặp anh Trương Duy Hải - Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre - người đang khao khát đẩy giúp các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh hiệu quả và thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp đang tới). Bạn cũng có thể vui lây với nhiệt huyết và nụ cười trên môi các bạn trẻ tình nguyện viên của group Quản trị và Khởi nghiệp, nhóm thường được gọi thân yêu là Team Áo Đỏ - với 2 bạn Dung, bạn Hằng,...
Hẹn gặp lại bạn vào kỳ hội thảo kế tiếp! Tôi tin bạn sẽ thấy được nhiều giá trị mới!
Xin cảm ơn các anh chị em trong Ban Tổ Chức group/CLB Quản trị và Khởi nghiệp vì tất cả những gì mà mọi người đang cho đi!
**
Trần Xuân Hải
20161205
#QTKN_HaiTranXuan
NHỮNG BÍ MẬT LỚN TỪ MỘT CEO LỚN
Nhưng với tôi, những bài học lớn của anh Bình không nằm trong các chủ đề công nghệ, mà nằm trong TƯ DUY QUẢN LÝ của FPT. Tôi tin rằng, chính nhờ những tư duy này, FPT mới trở thành FPT của ngày hôm nay, một doanh nghiệp Việt Nam đang vươn ra toàn cầu về công nghệ với quy mô hàng tỷ đô.
Tôi xin chia sẻ một vài bí mật của anh Bình mà tôi rút ra được:
1/ Khát khao học hỏi để chống lão hóa
2/ Xây dựng hệ tư duy quản lý
3/ Sứ mạng cháy bỏng
4/ Hết mình vì khách hàng
5/ Tư duy của người sáng lập
**
KHÁT KHAO HỌC HỎI ĐỂ CHỐNG LÃO HÓA
Doanh nghiệp cũng giống như con người, anh Bình chia sẻ, có Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Vậy làm sao doanh nghiệp chúng ta vẫn hừng hực khí thế của những ngày đầu và không để công ty mình rơi vào cảnh "lão hóa"? Anh Bình chia sẻ ngay cả những tập đoàn lớn như Dell, họ cũng băn khoăn về những điều tương tự. Theo tôi, FPT chống "lão hóa" bằng cách xây dựng tập đoàn của mình thành một TỔ CHỨC HỌC TẬP. Khi chúng ta học được những điều mới, chúng ta loại bỏ được những tư duy cũ kỹ thiếu hiệu quả. Chúng ta đưa được luồng sinh khí vào công ty của mình. Mỗi nhân viên của FPT không chỉ có trách nhiệm phải HỌC, mà còn phải DẠY lại người khác. Một giờ dạy được tính bằng 3 giờ học. Cả công ty đều nghiêm chỉnh chấp hành, "nếu không sẽ bị cắt lương" - anh Bình nói nửa đùa, nửa thật. Trong thực tế theo tôi được biết, chính anh Bình cũng tham gia giảng dạy rất nhiều trong tập đoàn hơn 30,000 người của mình. Môn anh dạy là Quản Trị Chiến Lược - nếu tôi nhớ không nhầm.
Câu hỏi cho bạn:
- Các thành viên trong doanh nghiệp của bạn có khát khao học tập điều mới hay do bạn "ra lệnh" họ mới học?
- Lần cuối cùng bạn đọc sách và chia sẻ bài học của mình với các thành viên trong doanh nghiệp mình ra sao?
- Trong các buổi học, họ có "đối thoại" hay chỉ là độc thoại của người đứng lớp?
- Việc ứng dụng các bài học vào thực tế diễn ra như thế nào hay sau 6 tháng, chữ của thầy cũng trả cho thầy hết?
**
XÂY DỰNG HỆ TƯ DUY QUẢN LÝ
Gary Hamel, một tác giả yêu thích của tôi, trong cuốn Tương lai của Quản trị (The Future of Management - Alphabooks có dịch sang tiếng Việt đã lâu) cho rằng mỗi nhà quản lý, mỗi công ty đều nên có một bộ lý luận về quản lý riêng của mình. Với FPT, dù ngành nào, công ty nào, toàn bộ bộ lý luận quản lý đã được xây dựng và cập nhật thường xuyên. Khi triển khai bất kỳ dự án nào, các nhà quản lý của FPT cũng phải trả lời đầy đủ những câu hỏi đã được định sẵn, và tôi tin rằng xoáy rất sâu vào vấn đề cần giải quyết. Theo tôi, hệ tư duy quản lý nằm sâu rất nhiều hơn là một bộ câu hỏi và chắc chắn khi đọc những câu trả lời của các nhà quản lý FPT, anh Bình có thấy hệ tư duy quản lý phù hợp thì dự án đó mới được triển khai.
Câu hỏi cho bạn:
- Khi lập một dự án, một đề xuất, một hoạt động gì trong công ty bạn, những thành viên phải trả lời những câu hỏi gì?
- Những câu hỏi này đã được soạn ra?
- Khi trả lời, họ phải dựa trên những tư duy kiểu gì?
- Những tư duy này có rõ ràng và thống nhất trong toàn công ty bạn?
**
SỨ MẠNG CHÁY BỎNG
Mỗi công ty đều đang thay đổi thế giới bằng một cách nào đó. Các công ty vĩ đại, cùng với các CEO lớn của mình quyết liệt gấp hàng trăm lần khi làm rõ sứ mạng của mình là để thay đổi thế giới. Có tin vào điều đó, họ mới làm được những điều tốt đẹp, vĩ đại. Google, Amazon, Apple, Uber đang làm như vậy. Dù quy mô công ty bạn có nhỏ, bạn vẫn nên xây dựng một ngọn cờ của riêng mình. Ngọn cờ thay đổi thế giới của bạn cùng với những việc làm cụ thể mỗi ngày thực hiện sứ mạng đó sẽ là sức hút không thể cưỡng lại đối với bất kỳ ai, khách hàng, nhân viên hay nhà cung cấp. Họ có tin, họ mới làm theo ý bạn muốn.
Câu hỏi cho bạn:
- Sứ mạng của công ty bạn là gì?
- Các thành viên trong công ty có nắm rõ sứ mạng này và tin theo?
- Cụ thể từng hành động của họ mỗi ngày là gì để thực thi sứ mạng này?
- Họ có thực thi bằng cả trái tim?
**
HẾT MÌNH VÌ KHÁCH HÀNG
Khách hàng phải là trung tâm của doanh nghiệp bạn. Có khách hàng chịu trả tiền thì doanh nghiệp mới tồn tại. Rất nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm là sa lầy ở các cấp quản lý mà thiếu sự quan tâm tới những người ở tuyến đầu, nơi tiếp xúc với khách hàng và tạo ra những ấn tượng KHÔNG THỂ NÀO QUÊN trong lòng khách hàng. Họ có hết mình vì khách hàng thì khách hàng mới hết mình vì doanh nghiệp của bạn. Và bạn phải hết mình vì những người tuyến đầu đó. Anh Bình dùng chữ tiếng Anh rất đắt - Frontline Obssesion - Ám ảnh về Tuyến đầu.
Câu hỏi dành cho bạn:
- Những người ở tuyến đầu của bạn là ai?
- Họ đã được huấn luyện đầy đủ?
- Họ thường xuyên được nâng cao năng lực?
- Họ hiểu rõ tư duy hết mình vì khách hàng qua từng hành động nhỏ?
- Bạn làm gì cho họ?
- Họ có khi nào vượt qua sự mong đợi của khách hàng?
- Bạn có biết về những trường hợp đó?
**
TƯ DUY NGƯỜI SÁNG LẬP
Khi nhân viên có tư duy như người sáng lập công ty, khi họ coi công ty như gia đình họ, như một phần máu thịt, là trái tim và khối óc của họ. Họ chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn những người "bình thường" gấp hàng chục lần. Cách đây gần 20 năm, tôi cũng nhận thấy một "hiện tượng" khi đi làm vào mỗi sáng sớm: gần như ai ai đi làm cũng đều cau có, căng thẳng khi đang lái xe trên đường. Có lẽ có rất ít doanh nghiệp xây dựng được tinh thần làm chủ trong nhân viên của mình. Cũng có rất ít nhân viên tự xây dựng cho mình tinh thần làm chủ này. Các công ty đó là những công ty vĩ đại. Những nhân viên đó sẽ có sự nghiệp vĩ đại.
Câu hỏi dành cho bạn:
- Nhân viên của bạn có vui vẻ khi đi làm, khi ở nơi làm việc?
- Họ có hiểu và tin vào những người lãnh đạo, những nhà quản lý và có tinh thần làm chủ?
- Họ thể hiện niềm tin và tinh thần làm chủ này qua những hành động nào?
- Bạn làm gì để khuyến khích mọi người đi theo bạn, nghĩ giống bạn?
**
Buổi hội thảo diễn ra hấp dẫn, đặc biệt là phần 2 khi anh Bình được MC Trần Quốc Khánh và anh Lý Trường Chiến cùng rất nhiều bạn tham gia hội thảo bắn phá bằng những câu hỏi rất xoáy, rất sâu, rất thông minh. Nếu bạn có mặt, hẳn là bạn học được rất nhiều, nhiều hơn những gì tôi tổng hợp lại qua bài viết này. Có thể bạn học được tinh thần rực lửa của các anh Đỗ Long, anh Lâm Minh Chánh, anh Chiến và rất nhiều anh chị em khác trong Ban Điều Hành CLB Quản trị và Khởi nghiệp ra mắt tối qua 4/12. Có thể bạn kết nối được với những người cùng sở thích với bạn (như bạn Lê Xuân Trung móc cuốn sách The Art of Thinking Clearly mà bạn ấy mang đi cùng cho tôi xem), cùng trải nghiệm lăn lộn sóng gió cuộc đời (như anh Lương Trung Tuấn bay từ Thanh Hóa vào chia sẻ cùng tôi), hoặc học hỏi những bạn rất trẻ nhưng rất xuất sắc trong việc đem đến những giá trị rất mới cho xã hội (bạn Lê Tấn Thịnh với Marketing bằng âm nhạc cực kỳ thú vị, bạn Nguyễn Anh Tuấn với trường dạy ca nhạc SEAMI mà tôi đang rất muốn học, bạn Bùi Trần Phi Long với định hướng tạo ra các app giúp doanh nghiệp đẩy nhanh hiệu quả công việc, luật sư Nguyễn Văn Lộc người mà tôi đang lôi kéo vào Ban Phát Triển Năng Lực Thành Viên...), hay cơ hội để đóng góp sức mình cho xã hội (tôi gặp anh Trương Duy Hải - Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre - người đang khao khát đẩy giúp các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh hiệu quả và thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp đang tới). Bạn cũng có thể vui lây với nhiệt huyết và nụ cười trên môi các bạn trẻ tình nguyện viên của group Quản trị và Khởi nghiệp, nhóm thường được gọi thân yêu là Team Áo Đỏ - với 2 bạn Dung, bạn Hằng,...
Hẹn gặp lại bạn vào kỳ hội thảo kế tiếp! Tôi tin bạn sẽ thấy được nhiều giá trị mới!
Xin cảm ơn các anh chị em trong Ban Tổ Chức group/CLB Quản trị và Khởi nghiệp vì tất cả những gì mà mọi người đang cho đi!
**
Trần Xuân Hải
20161205
#QTKN_HaiTranXuan
0 comments:
Post a Comment