Check list 16 đầu việc cần thực hiện khi tắm bé tại nhà - Diệp Anh Care

QUY TRÌNH TẮM BÉ SƠ SINH TẠI NHÀ


1. Thay đồ rửa tay thường quy hoặc xà phòng diệt khuẩn.
2. Kiểm tra tình trạng sức khỏe, vệ sinh của cả mẹ và bé.
3. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
4. Massage cho bé 15 phút
5. Tiến hành tắm bé theo quy trình chuẩn…
6. Đóng bỉm, tã, mặc đồ cho bé.
7. Thoa dầu giữ ấm
8. Vệ sinh mắt, mũi, tai, bộ phận sinh dục.
9. Thoa kem chống hăm cho bé
10.Sát khuẩn lại tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
11. Vệ sinh rốn đúng kỹ thuật.
12. Hơ lá trầu cho bé.
13. Vệ sinh nơi làm việc.
14. Sát khuẩn tay nhanh.
15. Chăm sóc mẹ sau sinh:
+ Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng cách, hiệu quả .
+ Kiểm tra, vệ sinh vết mổ, vết cắt tầng sinh môn.
+ Hướng dẫn vệ sinh đúng cách, tránh nhiễm khuẩn.
+ Hướng dẫn chế độ nghĩ ngơi sinh hoạt cho Mẹ sau sinh
+ Chế độ ăn lợi sữa
16. Hỗ trợ cho bé bú bình đúng cách

Bảng giá dịch vụ tắm bé tại nhà ở Hà Nội

Thời gian: 60 phút
Giá: 2.250.000đ (15 buổi) (Tặng thêm 1 buổi)
        3.600.000đ (30 buổi)
Sử dụng dầu gội, sửa tắm, dầu massage, dầu giữ ấm của thương hiệu uy tín Tanamera.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ MẸ BÉ DIỆP ANH CARE
Địa chỉ: Khu tập thể trường ĐH Luật, ngõ 28A, Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội

Hướng dẫn cách trị ỌC sữa ở trẻ sơ sinh


Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại và mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào? Do nếu như trẻ bị ọc sữa quá nhiều lần và thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ cần biết cách xử lý và khắc phục ngay để hạn chế tình trạng này.


Theo chia sẻ của Bác sĩ Đoàn Thị Mai - Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa - Khoa y - Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Petersburg (Nga) thì tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục là khá phổ biến. Rất nhiều bé 6 tháng tuổi bị ọc sữa và khoảng dưới độ tuổi này cũng gặp phải tình trạng tương tự. Trẻ vừa bú xong thì bị ọc sữa và trớ ra hoặc cũng có thể bị trớ ra những "cục sữa" (sữa vón cục) do đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày.
Trẻ sơ sinh khi bú xong thường bị ọc sữa. (Ảnh minh họa) 

Trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại?

Rất nhiều mẹ thường bối rối và lo lắng nên luôn cố gắng "ép" con bú sữa lại với hi vọng con sẽ nạp đủ dinh dưỡng hoặc bù lại một chút dinh dưỡng sau khi đã bị trớ ra. Tuy nhiên, khi trẻ đã bị ọc sữa thì gần như trẻ sẽ chưa thể nạp thêm bất kỳ loại dinh dưỡng nào vào cơ thể. đặc biệt là những trẻ ọc sữa phun như vòi rồng.

Đối với vấn đề trẻ bị ọc sữa bao lâu cho bú lại, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi khi trẻ vừa bị ọc sữa xong, mẹ cần phải lau sạch khoang miệng cho bé và cho trẻ uống một chút nước để giúp làm sạch miệng. Trong một số trường hợp, mẹ cần phải hút sạch sữa để tránh cho sữa tràn vào phổi, gây bệnh viêm tai giữa hoặc viêm phổi.

Dù bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, mẹ cũng nên lưu ý phải để trẻ nghỉ ngơi vì mỗi lần bị ọc sữa, chắc chắn trẻ sẽ rất mệt, hệ tiêu hóa cũng trở nên yếu hơn. Nếu như cho trẻ bú tiếp sữa tiếp sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị trớ tiếp hoặc cảm thấy sợ hãi. Rất nhiều trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục do khi vừa bị trớ xong, mẹ lại cho bú tiếp. Theo đó, mẹ nên cho bé bú sữa tiếp khi trẻ đã nghỉ ngơi khoảng từ 30 phút - 1 tiếng.

Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi trẻ bị ọc sữa, nôn trớ liên tục chính là gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chướng bụng...khiến trẻ suy dinh dưỡng và giảm hấp thụ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa không những ảnh hưởng đến dinh dưỡng trẻ hấp thụ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.


Không những thế, nhiều trẻ sơ sinh bị ọc sữa liên tục thường sẽ dễ gặp phải tình trạng bị biếng ăn, sợ ăn do bị khó chịu, mệt mỏi sau mỗi lần trớ xong. Nôn trớ, ọc sữa nhiều lần khiến nhiều trẻ không muốn ăn tiếp, thường xuyên khó ngủ, quấy khóc... Có rất nhiều bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn là do tình trạng ọc sữa kéo dài.


Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa rồi sặc sữa lên mũi, nếu thỉnh thoảng mới bị lên mũi 1 lần hoặc một vài lần thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bị sặc lên mũi nhiều lần, kèm theo dấu hiệu khó thở thì cha mẹ cần phải thực sự lưu ý vì có thể sẽ gây bị kích ứng niêm mạc mũi, làm mũi bị đau nhức trong thời gian dài.
Mẹo trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh


Mỗi khi thấy trẻ sơ sinh bị ọc sữa ở cả đường miệng và mũi, không ít mẹ sẽ thấy hoảng loạn mà bế thốc bé dậy nhưng cách này sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu hơn. Lúc này, việc của mẹ là cần phải thực sự bình tĩnh, đặt bé nằm nghiêng sang một bên giúp bé cho sữa trào ra khỏi khóe miệng. Nếu như bé bị trớ rồi sặc lên mũi, mẹ phải hút mũi ngay cho bé, hút thật sạch hết những đờm, cặn sữa trong mũi bé.

Ngoài ra, để giảm tình trạng ọc sữa cho bé sơ sinh, mẹ nên thực hiện một số cách sau:

- Thực hiện chia nhỏ những bữa ăn theo từng giờ ăn nhất định. Mỗi lần ăn, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá no.

- Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và sữa mẹ nhiều, chảy nhanh ào ạt, mẹ hãy dùng 2 ngón tay kẹp nhẹ đầu ti giúp sữa chảy chậm hơn và giúp trẻ không bị sặc hoặc nuốt quá nhanh.

- Đối với trẻ bú bình, tư thế để trẻ bú bình tốt nhất là tạo góc nghiêng 45 độ và dùng loại núm ti chống sặc giúp trẻ không bị hút quá nhiều khí thừa.

- Đặt trẻ bú sữa tại nơi thông thoáng, yên tĩnh, không được cười đùa quá nhiều sau khi trẻ vừa bú xong.

- Mỗi lần trẻ bú xong, mẹ hãy bế vác bé lên và vỗ ợ hơi trẻ tối thiểu khoảng 10 phút rồi mới nhẹ nhàng đặt trẻ xuống giường.

Khi nào nên cho trẻ bị ọc sữa đi gặp bác sĩ?

Nếu như mẹ đã tìm được câu trả lời đối với câu hỏi "trẻ bị ọc sữa có nên cho bú lại" thì việc tiếp theo là hãy lưu tâm đến vấn đề khi nào nên cho trẻ đi gặp bác sĩ. Mặc dù tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ọc sữa là khá nhiều nhưng khi nhận thấy trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên dù đã thực hiện mọi cách thì cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đến gặp bác sĩ. 
Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến tình trạng trẻ bị ọc sữa kéo dài trong 12 giờ kèm theo các biểu hiện khác như mệt mỏi, quấy khóc, ngủ li bì, đau, khó chịu, nôn trớ dịch xanh, bụng đầy hơi...thì phải đưa đến bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân.
Nguồn eva.vn

Dầu xoa bóp thảo dược An Phúc Bình 100 ml




Dầu xoa bóp thảo dược An      húc Bình 100 ml

119.000

Dầu xoa bóp thảo dược An Phúc Bình – Giảm đau nhức xương khớp từ thảo dược có tác dụng làm giảm đau nhức xương  khớp, chân tay tê mỏi nhức răng vẫn dùng được.

Miễn phí ship khi mua 5 chai trở lên
 

Dầu xoa bóp thảo dược An Phúc Bình – Giảm đau nhức xương khớp từ thảo dược. Tác dụng giảm đau nhức mỏi khớp, bong gân rất nhanh.

Với những người hoạt động thể thao thường xuyên nhức mỏi cơ xương khớp có thế xịt lên vị trí nhức mỏi ấy, giảm đau nhức rất nhanh.
Đối với người lớn tuổi: có thể thường xuyên xịt vào các khớp nhức mỏi sau đó xoa bóp chỗ vị trí vừa mới xịt dầu sẽ cảm nhận được sự dễ chịu thoải mái.

Thành phần của dầu xoa bóp An Phúc Bình 

  • Bạc hà……………………………. 2.4g
  • Đại hồi…………………………….3.2g
  • Đinh hương……………………..3.95g
  • Huyết giác……………………….2.4g
  • Một dược…………………………3.2g
  • Nhũ hương……………………… 3.95g
  • Quế nhục…………………………2.75g
  • Ethanol 70% vđ………………..100 ml
Cách dùng: 
Dùng xịt trực tiếp để xoa bóp tại nơi đau.
Uống sau các bữa ăn:
  • Người lớn:  dùng 1/2 muỗng cafe/lần, hòa với nước ấm, ngày dùng 2 lần
Hướng dẫn sử dụng: 
  • Lắc đều trước khi dùng
  • Ấn van xịt vài lần khi sử dụng lần đầu
  • Nắp bật chứ không vặn
Nhức răng: dùng tăm bông thấm ướt dung dịch chám trực tiếp vào vị trí răng đau.
Xịt trực tiếp lên vết thương: như trầy xước, té ngã, bóng gân
Trường hợp mẫn cảm: trường hợp da bị mẫn cảm với thành phần của dược liệu sẽ thấy ngứa ( giống như bị dị ứng) ngưng sử dụng, hiện tượng ngứa sẽ giảm và hết.
Tuyệt đối tránh vùng mắt. khi bị nghẹt muỗi thì xịt vào tay và đưa lên mũi ngửi, không xịt thẳng vào mũi.
Đối tương sử dụng:
  • Dùng cho người đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi
  • không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 6 tuổi
Tiêu chuẩn cơ sở:
Để xa tầm tay trẻ em
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 
Khách hàng cũng tìm kiếm các từ khóa tương tự
Rượu thảo dược An Phú
Bột thảo dược An Phúc Bình
An Phúc Bình 100ml
Bột dược liệu An Phúc Bình
https://vinathuoc.com/