Đối phó với bệnh đau lưng khi mang thai

Đau lưng là một trong những vấn đề sức khỏe gây ra rất nhiều khó khăn cho người phụ nữ trong quá trình mang thai. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn đau lưng trong gian đoạn này là do sự thay đổi trọng lượng và biến đổi hóc-môn khi mang thai.
Đối phó với bệnh đau lưng khi mang thai
Phụ nữ mang thai

Khi các phụ nữ mang thai được đặt câu hỏi “Chị có thấy bụng mình trở thành một nơi để tay tốt không?” Không có gì là bất ngờ khi câu trả lời là có. Một số người phụ nữ mang thai vẫn thường sử dụng bụng mình như là một chỗ để tay lý tưởng!
Vậy người phụ nữ có thể làm gì để đối phó với các cơn đau lưng khó chịu và phiền toái trong khi mang thai?
Sau đây là 7 bí quyết giúp các chị em phụ nữ đối phó với đau lưng khi mang thai:
1. Tăng cường sức mạnh cơ ngang bụng
Cơ ngang bụng là nhóm cơ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định cơ thể. Khi bụng của người phụ nữ to lên một cách nhanh chóng, cơ bụng sẽ dần dần không đủ sức để duy trì sự ổn định và hỗ trợ cho cơ thể nữa, các áp lực sẽ dần chuyển sang cột sống và gây ra đau lưng.
Các bài tập cơ ngang bụng cho người phụ nữ mang thai KHÔNG phải là gập bụng hay đứng lên ngồi xuống, mà là các bài tập đơn giản nhẹ nhàng như là nằm nâng hông (pelvic tilts) và kéo bụng (abdominal pull-ups).
2. Kéo giãn lưng
Thế mèo kéo giãn (Cat Stretch) là một trong những tư thế tốt nhất để kéo giãn lưng, giải tỏa căng cơ.
Khuỵu 2 đầu gối chạm mặt đất, 2 tay chống mặt đất, ưỡn hết cỡ người ra phía trước hướng lên phía trần nhà – giống động tác của một con mèo mới ngủ dậy. Giữ nguyên động tác trong vòng từ 30 đến 60 giây trong khi thở đều.
3. Kéo giãn cơ gân kheo
Vị trí của cơ gân kheo nằm ở phía sau đùi. Cơ này rất dễ bị căng khi ngồi lâu, nhất là đối với kích cỡ và trọng lượng lớn của bụng người phụ nữ khi mang thai.
Để kéo giãn chúng, bạn cần đặt chân lên một chiếc ghế, từ từ đưa chân về phía mặt hết cỡ có thể trong khi lưng và chân vẫn thẳng.
4. Kéo giãn cơ gấp hông
Cơ gấp hông là cơ gắn liền chân với thân người. Cũng giống như cơ gân kheo, chúng cũng sẽ trở nên căng cứng khi ngồi nhiều.
Cách đơn giản nhất để kéo giãn cơ này là đứng lên giữ 2 chân thẳng rồi cúi xuống chạm tay vào 2 chân.
5. Đứng thẳng
Duy trì tư thế chính xác khi đứng: Lưng thẳng, khung xương chậu nằm phía dưới, đầu gối mềm mại, không bị khóa. Bụng nên hơi hóp vào trong để cơ bụng có cơ hội hoạt động. Điều này cũng làm giảm rủi ro bị đau lưng khi lưng cong.
6. Nếu như cơn đau quá nặng, hãy đeo một chiếc đai lưng hỗ trợ sản phụ.
7. Tránh vắt chéo chân và đứng quá lâu trong một thời gian dài.

0 comments:

Post a Comment