Máy nén hoạt động bình thường nhưng tủ lạnh không lạnh, vì sao ?
Tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gian bếp. Nếu một ngày nào đó, máy nén của tủ lạnh vẫn làm việc nhưng tủ không lạnh, vậy nguyên nhân là do đâu ?
Hãy xem qua các biểu hiện và nguyên nhân các tình trạng dưới đây nhé :
1.Độ lạnh kém :
- Biểu hiện : không làm được đá hoặc rất lâu đông đá, tuyết không bám hết được dàn bay hơi, máy chạy liên tục, dàn nóng không nóng
- Nguyên nhân : thiếu gas, hỏng thermostat, tắc ống mao, máy tắc ẩm, nạp quá nhiều gas, tủ không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thủng, hư hỏng bên trong máy nén.
**Thiếu gas
Hiện tượng: Tuyết không bám hết dàn lạnh. Mạy chạy lâu, thermostat không cắt, nếu chạy lâu thì role bảo vệ sẽ cắt. Ống đẩy chỉ hơi nóng, dàn ngưng không nóng lắm.
**Cách sửa chữa : Nếu thử nghiệm có chỗ rò thì phải :
- Khắc phục chỗ hở
- Thay phin, thử kín
- Hút chân không
- Nạp lại gas
2. Hỏng thermostat :
- Thermostat đóng ngắt không chính xác, nguyên nhân có thể là ít môi chất trong ống cảm biến nhiệt
- Cách thử: tháo thermostat, đấu tắt, tủ chạy, tốc độ lạnh bình thường là thermostat hỏng, thay cái mới.
3. Tắc ống mao :
- Biểu hiện : Tủ còn lạnh ít, thường có một ít tuyết ở vùng đầu vào dàn lanh
- Động cơ nóng hơn bình thường, tiếp tục chạy lâu thì rơle bảo vệ sẽ cắt
- Ống đẩy và đầu dàn ngưng nóng hơn bình thường
- Nếu đo đạc dòng điện cao hơn bình thường
- Áp suất đầu hút thấp, còn áp suất đầu đẩy cao hơn bình thường
- Khi cho máy nghỉ thì lâu cân bằng áp suất
** Sửa chữa :
- Xả gas
- Thay ống mao
- Thay phin
- Thử kín
- Hút chân không
- Nạp lại gas
- Chạy thử, tủ đủ lạnh, thermostat đóng ngắt tốt
4.Máy tắc ẩm :
- Biểu hiện :
Trên bề mặt dàn lạnh có tuyết rồi sau đó lại tan
Ống đẩy và dàn nóng lúc nóng, lúc nguội
Máy làm việc theo chu kỳ ngắn…
- Sửa chữa : Xả hết gas, khử ẩm, thay phin sấy, hút chân không, nạp gas lại
5. Nạp quá nhiều gas :
- Hiện tượng : Tuyết bám dàn lạnh nhiều hơn bình thường, dàn nóng nóng dữ dội, máy nén lạnh hơn bình thường…
- Sửa chữa : Xả bớt gas
6.Tủ không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thủng
- Biểu hiện : Tuyết bám nhiều ở dàn bay hơi hơn bình thường, tủ ít ngắt. Nhiệt độ trong tủ tăng, sờ vỏ tủ gần khe cửa thấy lạnh hay có đọng sương phía sau tủ ở cửa sổ chắn dàn lạnh.
- Nguyên nhân : Cửa tủ đóng không kín, nắp cửa sau dàn lạnh lỗ lắp dây điện không kín, cách nhiệt bị ẩm, bị nước vào.
- Sửa chữa : Điều chỉnh lại khe hở cửa tủ hợp lý bằng việc chốt bản lề, kiểm tra lại nam châm, nắn lại cửa, kê lại tủ cho bằng ,cân đối.Làm kín nắp sau dàn lạnh và lỗ dây dẫn điện, ống cảm biến thermostat. Hàn vá kín vỏ tủ không để ẩm ướt hay thiếu cách nhiệt.
7.Tủ lạnh làm lạnh kém, máy vẫn chạy bình thường
- Vị trí lắp máy không thích hợp (hướng lắp máy: hướng Đông - Tây bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được, không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được).
- Hiện tượng này là do để quá nhiều thực phẩm ngăn cản sự lưu thông của luồng gió lạnh. Cần điều chỉnh lại lượng thực phẩm.
- Vị trí núm của thermostat không thích hợp. Kiểm tra điểm đặt của nút điều chỉnh nhiệt độ, để núm thermostat về phía độ lạnh cao hơn.
- Đện áp cung cấp cho tủ yếu, cần kiểm tra điện áp cấp cho máy ( từ 200V – 240V).
- Vị trí lắp máy không thích hợp (hướng lắp máy: hướng Đông - Tây bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được, không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được).
- Hiện tượng này là do để quá nhiều thực phẩm ngăn cản sự lưu thông của luồng gió lạnh. Cần điều chỉnh lại lượng thực phẩm.
- Vị trí núm của thermostat không thích hợp. Kiểm tra điểm đặt của nút điều chỉnh nhiệt độ, để núm thermostat về phía độ lạnh cao hơn.
- Đện áp cung cấp cho tủ yếu, cần kiểm tra điện áp cấp cho máy ( từ 200V – 240V).
8. Tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện
Khi theo rõi thấy tủ lạnh chạy tốn điện, có thể do các nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ môi trường tăng cao: phòng đặt tủ không thông thoáng, tủ để sát tường hay ở góc chết khó làm mát dàn ngưng, tủ đặt gần nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi.
- Tủ cách nhiệt kém: cửa tủ đóng không khít nên nhiệt và không khí vào nhiều, lớp tuyết bám dày dẫn đến truyền nhiệt kém, khi đóng cửa tủ đèn trong tủ không tắt (do công tắc đèn hỏng).
- Điện áp nguồn cao quá máy chạy cũng nóng hơn, tốn điện.
- Có tổn hao khi chạy qua biến áp hoặc ổn áp.
- Máy nén có sự cố, ma sát tăng dẫn đến tải lớn.
- Cuộn dây động cơ bị om, cách điện giảm, tổn thất công suất tiêu thụ tăng.
- Bộ hơi của máy nén kém (clapê hút và đẩy làm việc kém), công suất lạnh máy nén không đủ, máy chạy lâu, nóng.
- Cách nhiệt bị hỏng, ẩm, nắp sau dàn lạnh không kín.
- Máy thiếu gas, công suất lạnh giảm, máy phải chạy lâu nên tốn điện.
- Đặt quá nhiều sản phẩm, nhất là thức ăn nóng vào tủ.
Khi theo rõi thấy tủ lạnh chạy tốn điện, có thể do các nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ môi trường tăng cao: phòng đặt tủ không thông thoáng, tủ để sát tường hay ở góc chết khó làm mát dàn ngưng, tủ đặt gần nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi.
- Tủ cách nhiệt kém: cửa tủ đóng không khít nên nhiệt và không khí vào nhiều, lớp tuyết bám dày dẫn đến truyền nhiệt kém, khi đóng cửa tủ đèn trong tủ không tắt (do công tắc đèn hỏng).
- Điện áp nguồn cao quá máy chạy cũng nóng hơn, tốn điện.
- Có tổn hao khi chạy qua biến áp hoặc ổn áp.
- Máy nén có sự cố, ma sát tăng dẫn đến tải lớn.
- Cuộn dây động cơ bị om, cách điện giảm, tổn thất công suất tiêu thụ tăng.
- Bộ hơi của máy nén kém (clapê hút và đẩy làm việc kém), công suất lạnh máy nén không đủ, máy chạy lâu, nóng.
- Cách nhiệt bị hỏng, ẩm, nắp sau dàn lạnh không kín.
- Máy thiếu gas, công suất lạnh giảm, máy phải chạy lâu nên tốn điện.
- Đặt quá nhiều sản phẩm, nhất là thức ăn nóng vào tủ.
0 comments:
Post a Comment