Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy nên làm gì
Thông thường,
khi trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định
của bác sĩ. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ không mong muốn, một
trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh, trường hợp này xảy ra với
bất kỳ loại kháng sinh nào. Để gỡ rối cho các bậc phụ huynh, bài viết dưới đây
sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy.
1. Vì
sao kháng sinh gây tiêu chảy cho trẻ?
Như chúng ta
đã biết, kháng sinh là loại thuốc đầu tay trong việc điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có
trong đường ruột, bao gồm cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. Hai loại vi khuẩn này hoạt
động cân bằng nhằm giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất được hiệu quả.
Việc sử dụng kháng sinh sẽ làm đảo lộn hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn bị tiêu
diệt sẽ là cơ hội tốt cho hại khuẩn phát triển và tiết ra độc tố gây tổn thương
niêm mạc ruột, xuất tiết, phù nề và triệu chứng tiêu chảy do uống kháng sinh.
Kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ không mong
muốn là tiêu chảy
2. Trẻ
bị tiêu chảy do kháng sinh có nguy hiểm không?
Đa số các trường
hợp tiêu chảy do kháng
sinh đều ở mức độ nhẹ, tự khỏi sau khi ngưng sử dụng và không nguy hiểm
đến tính mạng nếu không bị mất nước. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh biểu hiện
nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng, tình trạng này còn được
gọi là viêm đại tràng giả mạc. Nếu trẻ có các biểu hiện dưới đây thì cha mẹ nên
đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
-
Bé uống kháng
sinh bị tiêu chảy nặng, đi ngoài phân lỏng có lẫn máu
-
Sốt cao
-
Đau bụng, nôn ói quá nhiều
-
Mệt mỏi, ngủ li bì.
3. Biểu
hiện khi trẻ bị tiêu chảy
do uống kháng sinh là gì?
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy có thể xuất
hiện một chuỗi các triệu chứng thay đổi từ nhẹ tới nặng. Sau khi dùng kháng
sinh khoảng 1-2 ngày thì trẻ bắt đầu có các biểu hiện như bụng sôi, đau bụng,
trướng bụng, đi ngoài nhiều lần với phân lỏng, có thể lẫn chất nhầy. Thông thường
các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày tới 2 tuần sau khi ngừng sử
dụng kháng sinh.
Bên cạnh những
trường hợp trẻ tiêu chảydo uống kháng sinh nhẹ thì vẫn có những trường hợp sử dụng kháng sinh
kéo dài gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất nước nặng, rối loạn điện giải,
viêm loét, thủng ruột, viêm đại tràng giả mạc…
4. Chăm
sóc trẻ bị tiêu chảy
tại nhà như thế nào cho đúng cách?
Nếu tình trạng
tiêu chảy của trẻ nhẹ và sức khỏe vẫn ổn định thì vẫn có thể tiếp tục cho sử dụng
kháng sinh theo ý kiến tham khảo từ bác sĩ và chăm sóc trẻ tại nhà. Trong trường
hợp tiêu chảy nặng cần phải dừng ngay loại kháng sinh đang dùng và đưa trẻ đến
bệnh viện.
Bù đủ nước và
điện giải là việc cần làm ngay khi trẻ bị tiêu chảy. Đã có nhiều trường hợp trẻ
bị tử vong do mất nước nặng, vì thế cha mẹ không nên chủ quan.
Trẻ tiêu chảy do kháng sinh có nguy cơ bị tử vong nếu không được bù
nước kịp thời
Phụ huynh nên
thay đổi chế độ ăn khi bé
uống kháng sinh bị tiêu chảy như chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
thay vì 2-3 bữa chính như trước đây để dễ tiêu hóa hơn. Thức ăn cho trẻ vẫn phải
đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và chế biến dưới dạng mềm lỏng như cháo, súp…không
nên kiêng khem vì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng sau giai đoạn bệnh. Tránh cho trẻ
ăn quá nhiều chất xơ, các chất lên men mạnh, gia vị kích thích, thực phẩm đóng
hộp chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt và nước giải khát có gas…Cho trẻ ăn thêm sữa
chua có chứa probiotics để củng cố sức khỏe đường ruột.
Nếu trẻ còn bú
mẹ thì cho trẻ bú như bình thường và tăng cường số lần bú. Trẻ uống sữa công thức
có thể pha loãng hơn, tốt nhất nên đút từng thìa chậm.
5. Xử
lý trẻ bị hăm tã khi tiêu chảy như thế nào?
Thông thường, trẻ bị tiêu chảy khiến
vùng hậu môn hăm đỏ, mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng này với nước sạch, lau khô bằng
khăn mềm rồi thoa lên da bé một lớp vaselin, kem chứa kẽm hoặc các kem chống
hăm khác.
6. Làm
gì để ngăn ngừa tiêu chảy do kháng sinh?
Để giảm mức độ
nặng và hạn chế trẻ uống
kháng sinh bị tiêu chảy, cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng kháng sinh khi
thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua kháng sinh về
cho trẻ uống trong khi chưa xác định được bệnh của trẻ. Kháng sinh không có tác
dụng với các bệnh nhiễm vi rút hoặc cảm cúm.
Ngoài ra,
không nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy, thuốc này làm các chất độc trong cơ
thể trẻ không được tống ra ngoài mà dồn ứ trong đường ruột gây biến chứng nguy
hiểm.
0 comments:
Post a Comment