Viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung: Người thầy thuốc mẫu mực
Anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân VS.TS. Dương Quang Trung, người Đảng viên cộng sản có 61 tuổi đảng, trên 50 năm hoạt động chuyên môn, đã dành cả tâm hồn, trí tuệ, sức lực cống hiến cho sự nghiệp y tế Việt Nam.
Sinh trưởng tại xã An Xuyên một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Cà Mau, Dương Quang Trung được cha, một nhà nho yêu nước luôn rèn dạy con tình yêu thương đồng bào, biết sống vì Tổ quốc, vì mọi người. Sau khi học xong trung học tại Sài Gòn, theo gương mẹ, một nữ hộ sinh tận tụy, anh quyết chí theo ngành y để trị bệnh cứu người. Bằng sự nỗ lực của bản thân, với sự giúp đỡ của gia đình, anh sang du học ở Pháp năm 1948 và tốt nghiệp tiến sĩ y khoa năm 1958 tại Đại học y khoa Bordeaux, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Pháp từ năm 1952, tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến, chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
Năm 1960, sau gần 13 năm sống ở Pháp, ông bà cùng 3 con quyết định trở về quê hương, về Hà Nội, đồng cam cộng khổ với các đồng nghiệp trong thời kỳ kinh tế nhiều khó khăn, mà không chọn về Sài Gòn để có cuộc sống đầy đủ và an nhàn hơn. Với kiến thức của một tiến sĩ y khoa được đào tạo ở nước ngoài, với 2 năm đào tạo chuyên khoa ngoại lồng ngực, TS. Dương Quang Trung được điều động về công tác tại Viện chống lao Trung ương và được đề bạt làm Phó chủ nhiệm Khoa phẫu thuật phổi của Viện. Ông cũng đã giúp GS. Tôn Thất Tùng trong việc xây dựng Khoa phẫu thuật phổi ở Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
Năm 1965, 10 năm sau ký kết Hiệp định Genève, nước nhà vẫn còn bị chia cắt, đế quốc Mỹ tiếp tục đổ quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Bộ trưởng Bộ Y tế khi ấy là BS. Phạm Ngọc Thạch triển khai kế hoạch đưa nhiều cán bộ có trình độ về miền Nam, đáp ứng yêu cầu của chiến trường. TS. Dương Quang Trung đã tình nguyện trở về miền Nam góp công sức cùng đồng bào chống Mỹ cứu nước. Vợ ông, BS. Võ Thị Lan trong suốt 15 năm trời ở lại miền Bắc, đảm đang nuôi dạy 4 con nhỏ trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của Mỹ, phải đưa con đi sơ tán, với hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn của đất nước.
Tháng 3/1965, ông lên đường vào chiến trường miền Nam, đang đi vào thời kỳ ác liệt. Sau 3 tháng hành quân vất vả vượt Trường Sơn, trèo đèo lội suối, ông tới vùng giải phóng, tham gia xây dựng và làm việc tại Bệnh viện Hoàng Lệ Kha, bệnh viện phục vụ cán bộ của Ban dân y Trung ương cục.
VSBS Dương Quang Trung phát biểu tại ĐH thường niên của Hội Hành nghề Y TPHCM 2012
Theo yêu cầu của chiến trường, với chiến lược 2 chân (quân sự - chính trị), 3 mũi (quân sự - chính trị - binh vận), BS. Dương Quang Trung, ngoài nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho cán bộ lãnh đạo, được điều động hoạt động bí mật trong nội thành khu Sài Gòn - Gia Định, công tác ở Ban trí vận - mặt trận. Trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã cùng đồng đội tổ chức đưa các nhân sĩ trí thức, như luật sư Trịnh Đình Thảo, GS. Nguyễn Văn Kiết, BS. Dương Quỳnh Hoa, kỹ sư Nguyễn Văn Bổn và nhiều vị khác ra chiến khu tham gia thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau ngày miền Nam được giải phóng. TS. Dương Quang Trung đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, trực thuộc Ủy ban quân quản khu Sài Gòn - Gia Định và sau khi là Phó Giám đốc, ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc sở y tế, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, từ 1981 - 1997.
Những năm đầu sau giải phóng, ngành y tế TP. Hồ Chí Minh với bộn bề công việc, TS. Dương Quang Trung tham gia chỉ đạo sát sao và quyết liệt trong công tác phòng chống nhiều dịch bệnh, khống chế các bệnh xã hội do chế độ cũ để lại. Với tấm lòng chân thành của mình, ông tới thăm, chuyện trò với nhiều trí thức là nhân viên cao cấp của chính quyền cũ, vận động nhiều bác sĩ và cán bộ y tế trước kia đứng bên kia chiến tuyến, ở lại xây dựng đất nước. Để giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân viên y tế, Giám đốc Dương Quang Trung đã đề xuất phương án cho phép bác sĩ mở phòng khám bệnh ngoài giờ, ở bệnh viện hay ở nhà riêng, cho phép các dược sĩ mở nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc. Chủ trương này đã góp phần giúp đa số cán bộ ngành ổn định cuộc sống, yên tâm ở lại công tác tại các cơ quan.
Ngày 4/10/1988, tại TP. Hồ Chí Minh, có một sự kiện lớn: TS. Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đã tổ chức và chỉ huy ca mổ lịch sử, quy tụ gần 70 chuyên gia tên tuổi đầu ngành, thực hiện ca mổ tách đôi cặp song sinh Việt - Đức. Ca mổ tiến hành trong hơn 15 giờ, đã thành công và là ca mổ tách đôi cặp song sinh phức tạp và lớn tuổi nhất trên thế giới lúc bấy giờ, được đưa vào sách kỷ lục Guinness, đánh dấu sự hợp đồng tác nghiệp có hiệu quả và sự trưởng thành của ngành y tế thành phố.
Đức dần lớn lên, khỏe mạnh, với đôi nạng đã đi lại bình thường và đi được xe máy ra phố, ra chợ... Năm 2006, Đức mong muốn được lập gia đình như người bình thường, và do Đức vẫn coi Viện sĩ Dương Quang Trung là ông ngoại, nên mời ông làm chủ hôn cho đám cưới của vợ chồng Đức, ngày 4/10/2006.
Vào những năm cuối thập kỷ 80, Giám đốc sở y tế, VS.TS. Dương Quang Trung đã có sự hợp tác tốt đẹp giữa y tế thành phố với GS. Alain Carpentier, Chủ tịch Hiệp hội Alain Carpentier (Pháp) bắt tay xây dựng một Viện Tim, với nhiều trang thiết bị hiện đại. Viện Tim được khởi công xây dựng vào cuối tháng 4/1990 và hoạt động từ ngày 1/1/992 theo quy chế tự quản, tự cân đối thu chi, không nhằm mục đích lợi nhuận, tiếp nhận những bệnh nhân có khả năng đóng góp và giúp đỡ những bệnh nhân nghèo. Đến nay, Viện Tim đã mổ được trên 17.974 ca, với tỷ lệ thành công gần 98%. Trong hơn 17 năm, đã có 4.682 bệnh nhân nghèo được giúp đỡ một phần hoặc hoàn toàn chi phí mổ tim với tổng số tiền trên 101 tỷ đồng. Đặc biệt là có tới trên 1.900 bệnh nhân được giúp đỡ 100% chi phí mổ. Viện Tim đã chuyển giao kỹ thuật cho nhiều bệnh viện ở Trung ương và một số tỉnh. Ngày 11/12/2006, Viện Tim đã được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
Vận dụng đúng đắn chủ trương của Bác Hồ về xây dựng một nền y tế của ta, kết hợp với xu hướng của y học hiện đại thế giới, VS.TS. Dương Quang Trung đã tham gia lãnh đạo các hoạt động của y tế TP. Hồ Chí Minh, theo hướng đẩy mạnh công tác dự phòng, củng cố y tế cơ sở, tổ chức tốt các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống dịch bệnh, đồng thời xây dựng và phát triển các chuyên khoa sâu với kỹ thuật cao. Ông đã góp phần xây dựng Trung tâm chẩn đoán y khoa, một mô hình xã hội hóa sử dụng kỹ thuật cao, với giá cả phải chăng.
Năm 1989, trên cương vị cán bộ đầu ngành Y tế thành phố, VS.TS. Dương Quang Trung là người xin chủ trương và chỉ đạo xây dựng Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế của thành phố, thực hiện nghị quyết của Thành ủy, TP. Hồ Chí Minh, với sự đồng thuận của Trung ương và ông trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của Trung tâm, một mô hình cải cách giáo dục, nhằm đào tạo các bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng. Người bác sĩ được đào tạo theo kiểu mới, có kiến thức vững vàng về y học cơ sở, vừa học tập lâm sàng tại các bệnh viện, vừa thực tập thực địa ở cộng đồng, tiếp cận được với mạng lưới y tế cơ sở. Mô hình “Trường - Viện - Cộng đồng” là một chủ trương sáng tạo, đã có nhiều đóng góp hiệu quả trong việc kiện toàn mạng lưới y tế của thành phố. Tới ngày 28/12/2007, Trung tâm đã làm lễ tốt nghiệp Đại học y chính quy khóa XIII và Đại học y tập trung 4 năm khóa V, và đã cho ra trường hàng nghìn bác sĩ và điều dưỡng, đang phục vụ ở tất cả các cơ sở y tế của Trung ương và thành phố... Trung tâm giờ đây đã trưởng thành, là cơ sở đào tạo thầy thuốc có tín nhiệm. Ngày 7/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, trên cơ sở tổ chức tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP. Hồ Chí Minh.
VS.TS. Dương Quang Trung vẫn tiếp tục hoạt động không mệt mỏi trong những năm tuổi đã ngoài thất thập. Có lúc ông đảm nhiệm 13 chức vụ, trong đó có tới 5 chức vụ chủ tịch. Với cương vị Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế và Giám đốc TTĐT & BDCBYT/TP.HCM, ông đã tham gia xây dựng nhiều chương trình nghiên cứu khoa học, với các đề tài ứng dụng thiết thực trong y học cơ sở, y học lâm sàng và trong việc hiện đại hóa ngành dược.
Năm 2013, VS.TS. Dương Quang Trung đã ở tuổi 85, nhưng vẫn mạnh khỏe, dẻo dai. Ông vẫn tiếp tục tham gia giảng dạy ở Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và là Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển sức khỏe cộng đồng. Ông còn tham gia lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp như Chủ tịch Hội Y học TP. Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội quân dân y Sài Gòn - Gia Định, Chủ tịch Hội hành nghề y tư nhân và các tổ chức từ thiện như: Chủ tịch danh dự Hội bảo trợ trẻ em, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chất độc da cam, tham gia Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo...
Ông bà có một cuộc sống an nhàn và hạnh phúc. Vợ ông là điểm tựa giúp cho ông gặt hái được những thành công ở ngoài đời. Bà là BS. Võ Thị Lan, nguyên Phó giám đốc Trung tâm răng-hàm-mặt TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc hoàn thành công tác chuyên môn ở cơ quan, khi trở về nhà bà còn là một người vợ, người mẹ giỏi giang, đảm đang các công việc gia đình để ông dốc tâm sức cho công tác ngoài xã hội. Ông luôn chia sẻ với người vợ thân yêu mỗi khi ông có niềm vui hay thành công, những lúc đón nhận huân chương và danh hiệu vinh quang, và ông muốn dành nhiều thời gian để bù đắp cho bà, vì bà đã hy sinh quá nhiều cho ông. Ông bà luôn tâm niệm không chú trọng làm giàu hay danh lợi. Ông bà chủ trương không để lại cho con gia tài, mà rèn luyện cho con có một nghề nghiệp tốt, và cha mẹ là tấm gương để các con phấn đấu noi theo... Gia đình, theo cách nói của ông, là “thuốc an thần”.
Đảng, Nhà nước nhân dân đã đánh giá cao công lao của ông, đã trao tặng các danh hiệu cao quý: huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, danh hiệu Thầy thuốc nhân dân (1995), danh hiệu Anh hùng lao động (2003), danh hiệu chiến sĩ thi đua nhiều năm và nhiều huân, huy chương cao quý khác, VS.TS. Dương Quang Trung được nhân dân tín nhiệm, đồng nghiệp quý trọng và nhiều thế hệ học trò quý mến.
Năm 1960, sau gần 13 năm sống ở Pháp, ông bà cùng 3 con quyết định trở về quê hương, về Hà Nội, đồng cam cộng khổ với các đồng nghiệp trong thời kỳ kinh tế nhiều khó khăn, mà không chọn về Sài Gòn để có cuộc sống đầy đủ và an nhàn hơn. Với kiến thức của một tiến sĩ y khoa được đào tạo ở nước ngoài, với 2 năm đào tạo chuyên khoa ngoại lồng ngực, TS. Dương Quang Trung được điều động về công tác tại Viện chống lao Trung ương và được đề bạt làm Phó chủ nhiệm Khoa phẫu thuật phổi của Viện. Ông cũng đã giúp GS. Tôn Thất Tùng trong việc xây dựng Khoa phẫu thuật phổi ở Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
Năm 1965, 10 năm sau ký kết Hiệp định Genève, nước nhà vẫn còn bị chia cắt, đế quốc Mỹ tiếp tục đổ quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Bộ trưởng Bộ Y tế khi ấy là BS. Phạm Ngọc Thạch triển khai kế hoạch đưa nhiều cán bộ có trình độ về miền Nam, đáp ứng yêu cầu của chiến trường. TS. Dương Quang Trung đã tình nguyện trở về miền Nam góp công sức cùng đồng bào chống Mỹ cứu nước. Vợ ông, BS. Võ Thị Lan trong suốt 15 năm trời ở lại miền Bắc, đảm đang nuôi dạy 4 con nhỏ trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của Mỹ, phải đưa con đi sơ tán, với hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn của đất nước.
Tháng 3/1965, ông lên đường vào chiến trường miền Nam, đang đi vào thời kỳ ác liệt. Sau 3 tháng hành quân vất vả vượt Trường Sơn, trèo đèo lội suối, ông tới vùng giải phóng, tham gia xây dựng và làm việc tại Bệnh viện Hoàng Lệ Kha, bệnh viện phục vụ cán bộ của Ban dân y Trung ương cục.
Theo yêu cầu của chiến trường, với chiến lược 2 chân (quân sự - chính trị), 3 mũi (quân sự - chính trị - binh vận), BS. Dương Quang Trung, ngoài nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho cán bộ lãnh đạo, được điều động hoạt động bí mật trong nội thành khu Sài Gòn - Gia Định, công tác ở Ban trí vận - mặt trận. Trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, ông đã cùng đồng đội tổ chức đưa các nhân sĩ trí thức, như luật sư Trịnh Đình Thảo, GS. Nguyễn Văn Kiết, BS. Dương Quỳnh Hoa, kỹ sư Nguyễn Văn Bổn và nhiều vị khác ra chiến khu tham gia thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau ngày miền Nam được giải phóng. TS. Dương Quang Trung đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, trực thuộc Ủy ban quân quản khu Sài Gòn - Gia Định và sau khi là Phó Giám đốc, ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc sở y tế, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, từ 1981 - 1997.
Những năm đầu sau giải phóng, ngành y tế TP. Hồ Chí Minh với bộn bề công việc, TS. Dương Quang Trung tham gia chỉ đạo sát sao và quyết liệt trong công tác phòng chống nhiều dịch bệnh, khống chế các bệnh xã hội do chế độ cũ để lại. Với tấm lòng chân thành của mình, ông tới thăm, chuyện trò với nhiều trí thức là nhân viên cao cấp của chính quyền cũ, vận động nhiều bác sĩ và cán bộ y tế trước kia đứng bên kia chiến tuyến, ở lại xây dựng đất nước. Để giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân viên y tế, Giám đốc Dương Quang Trung đã đề xuất phương án cho phép bác sĩ mở phòng khám bệnh ngoài giờ, ở bệnh viện hay ở nhà riêng, cho phép các dược sĩ mở nhà thuốc tư nhân, đại lý bán thuốc. Chủ trương này đã góp phần giúp đa số cán bộ ngành ổn định cuộc sống, yên tâm ở lại công tác tại các cơ quan.
Ngày 4/10/1988, tại TP. Hồ Chí Minh, có một sự kiện lớn: TS. Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, đã tổ chức và chỉ huy ca mổ lịch sử, quy tụ gần 70 chuyên gia tên tuổi đầu ngành, thực hiện ca mổ tách đôi cặp song sinh Việt - Đức. Ca mổ tiến hành trong hơn 15 giờ, đã thành công và là ca mổ tách đôi cặp song sinh phức tạp và lớn tuổi nhất trên thế giới lúc bấy giờ, được đưa vào sách kỷ lục Guinness, đánh dấu sự hợp đồng tác nghiệp có hiệu quả và sự trưởng thành của ngành y tế thành phố.
Đức dần lớn lên, khỏe mạnh, với đôi nạng đã đi lại bình thường và đi được xe máy ra phố, ra chợ... Năm 2006, Đức mong muốn được lập gia đình như người bình thường, và do Đức vẫn coi Viện sĩ Dương Quang Trung là ông ngoại, nên mời ông làm chủ hôn cho đám cưới của vợ chồng Đức, ngày 4/10/2006.
Vào những năm cuối thập kỷ 80, Giám đốc sở y tế, VS.TS. Dương Quang Trung đã có sự hợp tác tốt đẹp giữa y tế thành phố với GS. Alain Carpentier, Chủ tịch Hiệp hội Alain Carpentier (Pháp) bắt tay xây dựng một Viện Tim, với nhiều trang thiết bị hiện đại. Viện Tim được khởi công xây dựng vào cuối tháng 4/1990 và hoạt động từ ngày 1/1/992 theo quy chế tự quản, tự cân đối thu chi, không nhằm mục đích lợi nhuận, tiếp nhận những bệnh nhân có khả năng đóng góp và giúp đỡ những bệnh nhân nghèo. Đến nay, Viện Tim đã mổ được trên 17.974 ca, với tỷ lệ thành công gần 98%. Trong hơn 17 năm, đã có 4.682 bệnh nhân nghèo được giúp đỡ một phần hoặc hoàn toàn chi phí mổ tim với tổng số tiền trên 101 tỷ đồng. Đặc biệt là có tới trên 1.900 bệnh nhân được giúp đỡ 100% chi phí mổ. Viện Tim đã chuyển giao kỹ thuật cho nhiều bệnh viện ở Trung ương và một số tỉnh. Ngày 11/12/2006, Viện Tim đã được đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
Vận dụng đúng đắn chủ trương của Bác Hồ về xây dựng một nền y tế của ta, kết hợp với xu hướng của y học hiện đại thế giới, VS.TS. Dương Quang Trung đã tham gia lãnh đạo các hoạt động của y tế TP. Hồ Chí Minh, theo hướng đẩy mạnh công tác dự phòng, củng cố y tế cơ sở, tổ chức tốt các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống dịch bệnh, đồng thời xây dựng và phát triển các chuyên khoa sâu với kỹ thuật cao. Ông đã góp phần xây dựng Trung tâm chẩn đoán y khoa, một mô hình xã hội hóa sử dụng kỹ thuật cao, với giá cả phải chăng.
Năm 1989, trên cương vị cán bộ đầu ngành Y tế thành phố, VS.TS. Dương Quang Trung là người xin chủ trương và chỉ đạo xây dựng Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế của thành phố, thực hiện nghị quyết của Thành ủy, TP. Hồ Chí Minh, với sự đồng thuận của Trung ương và ông trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của Trung tâm, một mô hình cải cách giáo dục, nhằm đào tạo các bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng. Người bác sĩ được đào tạo theo kiểu mới, có kiến thức vững vàng về y học cơ sở, vừa học tập lâm sàng tại các bệnh viện, vừa thực tập thực địa ở cộng đồng, tiếp cận được với mạng lưới y tế cơ sở. Mô hình “Trường - Viện - Cộng đồng” là một chủ trương sáng tạo, đã có nhiều đóng góp hiệu quả trong việc kiện toàn mạng lưới y tế của thành phố. Tới ngày 28/12/2007, Trung tâm đã làm lễ tốt nghiệp Đại học y chính quy khóa XIII và Đại học y tập trung 4 năm khóa V, và đã cho ra trường hàng nghìn bác sĩ và điều dưỡng, đang phục vụ ở tất cả các cơ sở y tế của Trung ương và thành phố... Trung tâm giờ đây đã trưởng thành, là cơ sở đào tạo thầy thuốc có tín nhiệm. Ngày 7/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, trên cơ sở tổ chức tại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP. Hồ Chí Minh.
VS.TS. Dương Quang Trung vẫn tiếp tục hoạt động không mệt mỏi trong những năm tuổi đã ngoài thất thập. Có lúc ông đảm nhiệm 13 chức vụ, trong đó có tới 5 chức vụ chủ tịch. Với cương vị Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ Sở Y tế và Giám đốc TTĐT & BDCBYT/TP.HCM, ông đã tham gia xây dựng nhiều chương trình nghiên cứu khoa học, với các đề tài ứng dụng thiết thực trong y học cơ sở, y học lâm sàng và trong việc hiện đại hóa ngành dược.
Năm 2013, VS.TS. Dương Quang Trung đã ở tuổi 85, nhưng vẫn mạnh khỏe, dẻo dai. Ông vẫn tiếp tục tham gia giảng dạy ở Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và là Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển sức khỏe cộng đồng. Ông còn tham gia lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp như Chủ tịch Hội Y học TP. Hồ Chí Minh - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội quân dân y Sài Gòn - Gia Định, Chủ tịch Hội hành nghề y tư nhân và các tổ chức từ thiện như: Chủ tịch danh dự Hội bảo trợ trẻ em, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chất độc da cam, tham gia Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo...
Ông bà có một cuộc sống an nhàn và hạnh phúc. Vợ ông là điểm tựa giúp cho ông gặt hái được những thành công ở ngoài đời. Bà là BS. Võ Thị Lan, nguyên Phó giám đốc Trung tâm răng-hàm-mặt TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc hoàn thành công tác chuyên môn ở cơ quan, khi trở về nhà bà còn là một người vợ, người mẹ giỏi giang, đảm đang các công việc gia đình để ông dốc tâm sức cho công tác ngoài xã hội. Ông luôn chia sẻ với người vợ thân yêu mỗi khi ông có niềm vui hay thành công, những lúc đón nhận huân chương và danh hiệu vinh quang, và ông muốn dành nhiều thời gian để bù đắp cho bà, vì bà đã hy sinh quá nhiều cho ông. Ông bà luôn tâm niệm không chú trọng làm giàu hay danh lợi. Ông bà chủ trương không để lại cho con gia tài, mà rèn luyện cho con có một nghề nghiệp tốt, và cha mẹ là tấm gương để các con phấn đấu noi theo... Gia đình, theo cách nói của ông, là “thuốc an thần”.
Đảng, Nhà nước nhân dân đã đánh giá cao công lao của ông, đã trao tặng các danh hiệu cao quý: huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, danh hiệu Thầy thuốc nhân dân (1995), danh hiệu Anh hùng lao động (2003), danh hiệu chiến sĩ thi đua nhiều năm và nhiều huân, huy chương cao quý khác, VS.TS. Dương Quang Trung được nhân dân tín nhiệm, đồng nghiệp quý trọng và nhiều thế hệ học trò quý mến.
Theo Trần Giữu (Sức khỏe & Đời sống)
0 comments:
Post a Comment