Rộ lên tình trạng trai bao đi săn " lão bà"
Liệu có ai có thể dễ dàng chấp nhận sự thật con trai, chồng hay bạn trai mình đang làm trai bao cho những bà “sồn sồn”, đáng tuổi mẹ của cậu ta? Tất nhiên câu trả lời là không, bởi nó khiến văn hóa người Việt bị “méo mó”
Vậy mà theo văn phòng thám tử Tâm Việt được thì xã hội hiện nay lại đang xuất hiện ngày càng nhiều những gã trai cao to, đẹp trai nhưng lại lười lao động, chỉ thích mua vui cho người khác để “xin tiền”.
Xu hướng cuộc sống? Người ta thường nói “đẹp có mài ra ăn được đâu”, nhưng điều đó chỉ đúng một phần bởi trong thế giới của trai bao thì những trai đẹp sẽ luôn đắt “sô” và được trả giá cao. Với chiều cao trên 178cm, Nguyễn Văn H, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, luôn “tất bật” với những cuộc điện thoại “ngã giá”. Nhiều khách còn đến tận nơi để đón H đi chơi, du lịch. Có lẽ kinh nghiệm cuộc sống thì cậu ta chưa có nhiều nhưng “tuổi nghề” lại khá “chững chạc”. Đây là bí quyết giúp H thành công trong “nghề” trai bao, một vẻ mặt thơ ngây và non dại khiến H trở thành “miếng ngon” được nhiều “bà chị” quan tâm.
Không khó để có thể tìm hoặc học hỏi kinh nghiệm của trai bao. Ảnh chụp từ internet Thực tế, những chàng trai như H không phải là hiếm, nhiều trai bao còn khá trẻ, có những cậu chưa đến 18 tuổi. Tuy nhiên, họ lại chịu khó học hỏi kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong “công việc” thông qua phim ảnh và internet. Những lời nói, cử chỉ cũng như hành động trong phim được các cậu nhớ từng chi tiết, động tác…
Hiện tượng trẻ hóa của các trai bao hiện nay đang thực sự đáng báo động, nhất là khi chúng ta vẫn chưa có nhiều biện pháp để giáo dục và quản lý nhóm đối tượng này. Nguy hiểm hơn là một số cậu bé còn coi đây là một xu hướng của xã hội, nhiều khi chỉ vì muốn thử cho biết hoặc muốn có chút tiền chơi điện tử, mua sắm đồ dùng mà các cậu bé sẵn sàng đánh đổi tất cả.
Ảnh minh họa
Đây là ý kiến của một số chuyên gia khi nhận định về hiện tượng trai bao hiện nay. Một số chuyên gia cho rằng, sở dĩ hiện tượng này ngày càng xuất hiện nhiều chủ yếu do sự du nhập quá nhanh của nhiều nền văn hóa. Trong khi chúng ta chưa kịp chọn lọc cũng như có biện pháp ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của chúng. Câu chuyện này tưởng chừng là mới nhưng xem ra cũng không phải bởi hầu như tất cả chúng ta đều từng nghe đến cụm từ “trai bao”.
Mặt khác, nó diễn ra hàng ngày ở nhiều điểm vui chơi, đặc biệt là các quán bar, vũ trường hay những điểm khiêu vũ dành cho các quý bà. Gần như tất cả các nơi ấy đều được phục vụ bởi những chàng trai có ngoại hình đẹp, khuôn mặt ưa nhìn và quan trọng nhất là biết nói chuyện cũng như chia sẻ.
Một số trong số họ sẵn sàng “tới bến” với khách có nhu cầu. Một cách tiếp cận khác cũng không khỏi khiến cho chúng ta phải giật mình, đó chính là mạng internet. Chỉ cần một cú click chuột là chúng ta có thể thấy hiện ra trước mắt rất nhiều lời mời chào, quảng cáo cùng số điện thoại hoặc nick chat liên hệ. Thậm chí, có những bạn còn tự nhận mình là “ông trùm nhỏ”, có khả năng cung cấp các trai bao, như lời giới thiệu: “Mình tên Tuấn ở Q11, chuyên giới thiệu callboy, tuổi 18- 30, cao 168 - 180 cm, body đẹp, phục vụ nhiệt tình chu đáo từ A - Z, an toàn kính đáo lịch sự, nhận khách là BOY và GIRL, giữ kín thông tin khách hàng. Mọi nhu cầu xin vui lòng liên hệ xxx, miễn trả lời tin nhắn. Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua”.
Đáng nói, có những cậu bé còn lên mạng để hỏi kinh nghiệm cũng như “viện” ra đủ lý do để muốn được “giúp đỡ”. “Em 19 tuổi, muốn làm trai bao phải như thế nào? Làm ở đâu? Do điều kiện khó khăn... em muốn có tiền, đây là một vài dòng học hỏi kinh nghiệm của một bạn trẻ trên www.vn.answers. Ngay sau khi đoạn nội dung này được đăng tải, nhiều thành viên đã tham gia ý kiến đóng góp cũng như truyền đạt kinh nghiệm cho cậu bé. Họ đã miêu tả chi tiết những yếu tố cần có ở một trai bao, địa điểm để hoạt động…
Hiện tượng trẻ hóa dần nhóm đối tượng làm trai bao đang đặt ra nhiều câu hỏi cấp thiết đối với các nhà quản lý, các nhà xã hội học. Thêm nữa, nó khiến cho văn hóa cũng như truyền thống của dân tộc dần bị “thui chột”. Một số bạn trẻ vô tình đã có những việc làm đi ngược lại với truyền thống của người Việt.
Trong khi đó, cơ quan chức năng lại chưa có nhiều động thái điều chỉnh sự lệch lạc này. Sự điều chỉnh có thể bắt đầu từ các cơ quan quản lý văn hóa hay từ những dịch vụ biến tướng tại những địa điểm giải trí... Có lẽ, chúng ta không chỉ “hổng” trong công tác quản lý những luồng văn hóa du nhập vào Việt Nam, mà còn cho thấy công tác quản lý giáo dục trẻ em còn lỏng lẻo, đặc biệt là từ phía gia đình. Nhiều gia đình không chú ý đến những biến đổi tâm lý của con trẻ nên không có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Trong khi đó, giáo dục từ phía nhà trường lại không sát sao, chưa giúp các em hiểu hết những tác hại tiềm ẩn từ những hệ lụy này mang lại. Về phía xã hội, sân chơi dành cho các bạn trẻ còn khá “ít”, chưa thực sự hấp dẫn và thu hút. Điều đó khiến các em lựa chọn cho mình những sân chơi “tiêu cực”, tiếp xúc với những luồng văn hóa “lệch lạc”. Chỉ khi nào những điều trên được các cơ quan chức năng cùng những người lớn quan tâm và giải quyết thì chúng ta mới có thể triệt tận gốc các hệ lụy tiềm ẩn này.
Thầy Vũ Lâm Phong, nguyên Hiệu trưởng trường Bổ túc văn hóa số 3 (Hà Nội), nhận định, trong việc giáo dục giới tính cũng như giúp trẻ hình thành nên nhân cách thì yếu tố giáo dục gia đình rất quan trọng. Nhiều khi chỉ một hành động “lệch lạc” của những ông bố, bà mẹ cũng có thể khiến cho trẻ bắt chước và có những suy nghĩ tiêu cực khác.
Tất nhiên vai trò của xã hội và nhà trường cũng không phải không quan trọng bởi nó mang tính bổ trợ, tạo thêm môi trường học tập, hướng trẻ có những suy nghĩ và hành động thiết thực hơn trong cuộc sống. Đồng thời, trang bị cho các em đủ lượng kiến thức để có khả năng tránh xa và chống trả những cám dỗ của cuộc sống hàng ngày. “Chúng ta nên trang bị tốt hành trang cho các em để có thể đứng vững giữa cơn sóng cuộc đời, tránh để các em tự hủy hoại cuộc đời mình bằng những hành động đi ngược lại với văn hóa”, thầy Phong nói thêm.
Nguồn: Phapluatxahoi.vn